Sau một thời gian khá dài đi ngang, giá bán mặt hàng thép thép xây dựng ngay từ đầu năm 2023 đã đảo chiều, bật tăng mạnh. Chỉ trong vòng 1 tháng qua, nhiều doanh nghiệp thép trong nước đã điều chỉnh tăng giá sắt thép 4 lần. Tuy nhiên, việc giá thép tăng không phải do cầu thị trường tăng mà là do tác động của giá nguyên liệu đầu vào.
Từ đầu năm 2023, giá thép xây dựng đã tăng 4 lần với mức tăng khoảng 1,2 - 1,6 triệu đồng/tấn
Cụ thể, ngày 7/2, một loạt các thương hiệu lớn như Hòa Phát, Pomina, Việt Ý, Kyoei hay Thép Thái Nguyên tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán thép xây dựng thêm từ 200.000-400.000 đồng/tấn so với ngày 31/1.
Trong lần điều chỉnh này, thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Bắc tăng 310.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Mức giá của hai sản phẩm này hiện lần lượt là 15,76 triệu đồng/tấn và 15,84 triệu đồng/tấn.
Tại thị trường miền Trung, mặt hàng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 cũng được điều chỉnh tăng 310.000 đồng/tấn. Theo đó, giá bán mới của hai sản phẩm này hiện ở mức 15,68 triệu đồng/tấn và 15,73 triệu đồng/tấn.
Còn tại miền Nam, Hòa Phát điều chỉnh tăng 410.000 đồng/tấn với cả thép cuộn và thép thanh vằn. Hiện giá của hai sản phẩm này lần lượt là 15,83 triệu đồng/tấn và 15,88 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Ý cũng có điều chỉnh tăng 310.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá của hai sản phẩm này trong ngày 7/2 lần lượt ở mức 15,71 triệu đồng/tấn và 15,81 triệu đồng/tấn.
Trong khi đó, Thép Việt Đức, Kyoei, Pomina, Tisco có thông báo điều chỉnh tăng 300.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và tăng 310.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300.
Sau khi các hãng sản xuất thép đồng loạt điều chỉnh giá bán, các đại lý cũng điều chỉnh tăng theo, đẩy giá bán lẻ thép xây dựng tăng mạnh lên hơn 17 triệu đồng/tấn.
Theo nhận định của một số chuyên gia, giá thép trong nước có khả năng tiếp tục tăng trong bối cảnh giá thế giới vẫn đi lên, nguyên vật liệu chính cho sản xuất thép chưa có dấu hiệu dừng đà tăng. Bên cạnh đó, dự báo nhiều loại vật liệu xây dựng khác cũng tăng theo có thể tạo áp lực lớn cho doanh nghiệp xây dựng.
Thời gian tới, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước vẫn sẽ đối diện với loạt khó khăn khi nhu cầu xây dựng giảm. Tuy nhiên, kỳ vọng thị trường Trung Quốc phục hồi và mục tiêu giải ngân đầu tư công trong nước dự kiến tăng 20-25% sẽ là động lực phục hồi ngành thép vào nửa sau của năm nay.
-
Khó lường với cổ phiếu ngành thép
Ngành thép đang ở trong giai đoạn suy thoái buộc các nhà sản xuất phải linh động trong hoạt động mua và tích trữ nguyên liệu. Chứng khoán Rồng Việt cho rằng việc nắm bắt giá vốn cũng như dự báo lợi nhuận sẽ trở nên khó khăn hơn cho các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu thép.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....