Đã 10 năm trôi qua kể từ khi Dự án sắp xếp dân cư ven biển Quảng Nam được triển khai, với mục tiêu mang tầm chiến lược nhằm sắp xếp lại dân cư vùng ven biển một cách lâu dài, ổn định mục đích phòng, tránh, giảm nhẹ và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra đối với người dân.
Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án sẽ được triển khai thực hiện trên diện tích gần 14.000 ha, với 18.172 hộ, tương ứng 72.587 nhân khẩu thuộc địa bàn 15 xã của 4 huyện, thành phố ven vùng là: Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và TP Tam Kỳ. Có thể nói, đây là cuộc tổng di dời dân có một không hai trong lịch sử tỉnh Quảng Nam, là một dự án vì mục đích an sinh xã hội lớn nhất từ trước đến nay được triển khai, thực hiện ở tỉnh.
Cuộc di dời mang tính lịch sử ấy chỉ mới trong giai đoạn đầu thế nhưng đã có biết bao tâm tư, nỗi niềm mà chỉ người dân đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này mới hiểu được.
Bà Hai cho biết nỗi lo lắng của bà con khi sắp sang nơi ở mới.
“Tiền núi ăn dần cũng hết”
Sau nhiều năm đợi chờ dự án di dân, một số làng chài ven biển vẫn trong tình cảnh đứng ngồi không yên. Lộ trình sắp xếp dân cư ven biển trên địa bàn tỉnh đã không như mong muốn, nhiều dự án đã quy hoạch đất nhưng treo trong suốt thời gian dài. Bị kẹp giữa không gian quy hoạch rộng lớn, nhiều nơi cuộc sống người dân bị xáo trộn. Giữa chuyện nhà cửa, đi hay ở thì nỗi lo lớn nhất của người dân chính là công ăn việc làm. Là dự án an sinh xã hội nhưng lộ trình quá dài, phức tạp liên quan đến nhiều vùng đất khác nhau nên cuộc sống người dân nơi đây hầu như đảo lộn hoàn toàn.
Những ngày tháng 5 nắng gắt, khu tái định cư Sơn Viên (xã Duy Nghĩa, H. Duy Xuyên) ầm ì tiếng máy móc, xây dựng. Con đường nhựa 1 chiều với hệ thống đèn chạy dài mải miết nối từ cầu Cửa Đại qua những luống rau môn, rau lang như đối nghịch hẳn với hình ảnh những ngôi nhà xiêu vẹo trên nền cát trắng. Trong bóng râm ít ỏi còn sót lại từ hàng cây đã bị ủi đi để làm đường bà Lương Thị Hai (75 tuổi) đang ngồi nghỉ mát. “Mông lung lắm, tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà lần đầu tiên mới biết mặt mũi 1 tỷ đồng ra sao. Thì ra cũng không nhiều như mình tưởng”, bà Hai chép miệng.
Khu tái định cư Sơn Viên rộng 34ha đang trong giai đoạn thi công.
Bà Hai vốn làm nông, đã nuôi 6 người con khôn lớn. Sau khi có chủ trương giải tỏa, bà được đền bù 1 tỷ đồng/6 sào đất. Cầm tiền trong tay bà vẫn còn ngơ ngác vì mới chỉ tính ra sơ sơ đã thấy chẳng còn đồng nào. “1 tỷ cầm đây nhưng nhà cửa đất đai không còn. Tôi tính giờ phải mua 1 miếng đất rồi xây cái nhà lên mất 3-4 trăm triệu. Nhưng lô đất chính cũng chỉ đủ ở, nếu muốn nuôi trồng con gà con heo thì phải mua thêm lô phụ với giá 180 triệu đồng/ lô.
Rồi nếu như ngày xưa nước nôi điện đài không phải lo nghĩ mấy thì nay vô khu tái định cư phải mua hết, công việc thì không có. Tiền núi mà ngồi ăn không thì biết bao nhiêu cho đủ?”, bà Hai tặc lưỡi. Nhưng bà Hai vẫn tự cho mình là may mắn bởi các con của bà đã tự lập và ra riêng, bà chỉ còn lo cho vợ chồng đứa con út đang sống cùng. Theo bà Hai thì tiền nhận tuy nhiều nhưng nhà nào đông con thì càng “chết” vì phải chia ra cho mỗi đứa một nền nhà.
Bà Hai cho biết thêm: “Không có tiền thì thôi chứ có thì sinh đủ chuyện, có người được đền 2 - 3 tỷ đồng vẫn lo. Lo vì thay đổi cuộc sống rồi có thích nghi được không, mồ mả tổ tiên đất đai bao đời nay dời đi thì cũng phải xây lại cho đàng hoàng tử tế, rồi thì trăm thứ cũng chồng lên cái tiền đền bù. Dự án thì chưa biết bao giờ xong, cái ngày kiếm được tiền trên đất này còn xa lắm”.
Ông Tấn một cư dân có nhà ngay chân cầu Cửa Đại cũng cùng chung suy nghĩ với bà Hai và bà con sắp vào khu tái định cư: “Đất đai ông bà để lại cũng như mạch nước. Mình có ít lúa ít gạo rồi nuôi thêm con gà con heo cũng có đồng ra đồng vào. Chừ vô khu tái định cư chỉ có ngồi chơi xơi nước. Rồi được hết đời mình, hết cái tiền đó thì sao nữa, lo lắm chứ”.
Tại khu tái định cư Tây Sơn Đông (xã Duy Hải) người dân đã ổn định cuộc sống sau 1 năm vào khu tái định cư. Tuy nhiên sau 1 năm rút lãi dần từ số tiền được đền bù thì đến nay nhiều hộ gia đình cũng đang tìm sinh kế mới. Được đền bù gần 1,2 tỷ đồng khi chia cho các con, lo mọi việc trong nhà thì ông Nguyễn Tám (54 tuổi) bỏ ngân hàng gần 400 triệu đồng. “Trúng đền bù đối với người già cả không có sức lao động thì khỏe thật đó nhưng những người trung niên còn sức khỏe mà không có việc làm như tôi thì bó gối chồn chân lắm. Trồng trọt không được, làm công nhân thì không ai nhận. Thời gian tới chắc tôi đi làm hồ. Cứ sẵn tiền mà ăn mòn ăn mỏi cũng sinh chuyện nọ chuyện kia”, ông Tám cho biết.
Lúng túng công tác an sinh
Với đặc thù địa lý ven biển lại thông thương với phố cổ Hội An nhờ cây cầu Cửa Đại nên vùng đông Duy Xuyên thu hút nhiều dự án du lịch trong đó lớn nhất là dự án Nam Hội An. Đây là dự án khu nghỉ dưỡng, vui chơi có thưởng cao cấp chính vì vậy trong tương lai khu vực này sẽ đầu tư phát triển các nghề liên quan đến du lịch. Tuy nhiên để thực hiện định hướng này thì chỉ có những người trẻ tuổi mới có khả năng thích nghi, những người đứng tuổi vẫn loay hoay tìm sinh kế.
Ông Nguyễn Tấn Nam - Chủ tịch UBND xã Duy Nghĩa xác nhận xã vẫn chưa nhận được thông tin từ huyện hay tỉnh về việc mở các lớp đào tạo nghề nên người dân chủ yếu tự thân vận động. “Lao động trẻ ở địa phương đa phần làm cho công ty may Ánh Sáng. Lo nhất vẫn là lao động trên 50 tuổi vì không biết phải làm gì sau khi ruộng đất bị thu hồi.” Theo quy hoạch, xã Duy Hải bị giải tỏa trắng 1.000ha để nhường đất cho dự án. Tính đến nay 163 ha đã được thu hồi, 178 hộ dân cũng được di dời lên khu TĐC mới. Tuy nhiên vấn đề việc làm trở thành nỗi lo lớn và cũng là nguyên nhân chính khiến người dân không chịu vào khu tái định cư.
Ông Nguyễn Văn Thống - Chủ tịch UBND xã Duy Hải cho biết hiện dân trong xã có 2 nguồn thu nhập chính. Một là từ tiền bồi thường giải tỏa, hai là làm các nghề liên quan đến biển. Sau khi giải tỏa vùng này không còn đất sản xuất nữa vì vậy ngoài tiêu dần tiền đền bù thì nhiều lao động trung niên không còn nguồn thu khác. Ông Thống cũng bày tỏ sự lo lắng về việc quản lý nguồn tiền bồi thường sao cho hiệu quả để không sa ngã vào tệ nạn xã hội khi có nhiều tiền trong tay. Thông tin từ Phòng LĐ-TB&XH H. Duy Xuyên thì trách nhiệm việc làm, chuyển đổi nghề cho vùng đông thuộc trách nhiệm của Ban quản lý Khu KTM Chu Lai. Tuy nhiên, giữa nhiều vấn đề nóng như giải phóng mặt bằng, đền bù, xây dựng khu tái định cư thì công tác giải quyết việc làm dường như vẫn còn là vấn đề đang bị bỏ quên.
CAĐN
VIP
Mặt Bằng K Doanh Hẻm xe tải thông* 63m2x4Tầng Đúc , 3pn-3wc, Lê Đ Thọ, Hơn 5 ty
5 tỷ 900 triệu- 63m2
Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0901055***
VIP
BÁN GẤP CĂN NHÀ MT SIÊU ĐẸP P12 TÂN BÌNH HCM, GIÁ RẺ 59 TỶ 0903957804-0902499349
59 tỷ - 198m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0902564***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng Early Bird đến 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
Bán Căn Hộ Cao Cấp Thành Phố Vũng Tàu – View Biển, Nhận Ngay Ưu Đãi Lớn Tháng 12
3 tỷ 900 triệu- 87m2
Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Hôm nay
0939868***
VIP
Bán Nhà Đường Dương Quảng Hàm. P5, Gò Vấp. 4mx14m 3 tầng dòng tiền 14tr/th
7 tỷ 300 triệu- 56m2
Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0707201***
VIP
Bán nhà mặt tiền đường 20m - 5PN khu bên sông HBC Thủ Đức - 120m2 ngang 6m
14 tỷ 300 triệu- 120m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
Giảm tiếp còn 12.15 Tỷ, giá cũ 12.5 Tỷ_HT43 MTKD, giá tốt hiếm có
12 tỷ 150 triệu- 62.5m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0989983***
VIP
NHÀ MẶT TIỀN KHU BIỆT THỰ VEN SÔNG HIỆP BÌNH CHÁNH TĐ - 4 TẦNG NGANG 7M - SHR
19 tỷ - 123m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.