Quốc lộ 14 đang là tuyến giao thông huyết mạch nối Tây Nguyên với các tỉnh miền Đông
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đoạn cao tốc Chơn Thành (Bình Phước) – Đức Hòa (Long An) sẽ được khởi công trong quý 4/2023, hoàn thành vào năm 2025. Do đó, Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương hoàn thiện các thủ tục có liên quan để khởi công dự án theo đúng kế hoạch.
Được biết, cao tốc Chơn Thành – Đức Hòa thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây có chiều dài 72,75km tổng vốn đầu tư 2.300 tỉ đồng.
Dự án có điểm đầu tại xã Trừ Văn Thố (huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) và điểm cuối tại nút giao với quốc lộ N2 (nay là đường Hồ Chí Minh, thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).
Dự án được phân kỳ đầu tư, giai đoạn đầu sẽ có quy mô 2 làn xe, giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h.
Tuyến cao tốc này sẽ giao cắt với hàng loạt hạ tầng giao thông lớn khác của khu vực như ường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, quốc lộ 13, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, đường vành đai 4 TP.HCM…
Cao tốc Chơn Thành – Đức Hòa là hạ tầng giao thông quan trọng, kết nối khu vực Tây Nguyên với các tỉnh miền Đông, Đồng bằng sông cửu Long. Đồng thời, dự án này hứa hẹn sẽ mở ra thêm nhiều không gian phát triển đô thị, khu công nghiệp trong tương lai.
Một đoạn cao tốc khác thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây cũng đang được đẩy nhanh tiến độ để khởi công là cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Phước, dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành có chiều dài khoảng 130 km. Trong đó đoạn qua tỉnh Đắk Nông khoảng 27,8 km; đoạn qua tỉnh Bình Phước khoảng 101 km (gồm 2 km đường dẫn từ nút giao cuối tuyến với cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa).
Tuyến đường xuất phát từ nút giao với QL14 tại tỉnh Đắk Nông và kết thúc tại xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Dự án được phân kỳ thành 2 giai đoạn đầu tư:
Giai đoạn 1 đầu tư với quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, bề rộng nền đường là 19m, cứ khoảng 2 - 2,5 km bố trí một điểm dừng xe khẩn cấp theo quy định.
Giai đoạn 2, dự án sẽ được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch với 6 làn xe cao tốc, 2 làn dừng xe khẩn cấp, bề rộng nền đường là 32,25m.
Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án ước khoảng 25.571 tỉ đồng. Trong đó, chi phí GPMB khoảng 4.640 tỉ đồng; Chi phí xây dựng khoảng 15.063 tỉ đồng; còn lại là các chi phí khác và lãi vay trong thời gian thi công.
Hiện nay, liên danh Vingroup – Techcombank đang là doanh nghiệp theo sát và bày tỏ mong muốn được đầu tư tuyến cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa.
Gần đây, ông Nguyễn Hữu Đường - Tổng Giám đốc công ty TNHH Hòa Bình, cho biết doanh nghiệp này cũng mong muốn được tham gia tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP).
-
Công ty TNHH Hòa Bình muốn làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
Ông Nguyễn Hữu Đường - Tổng Giám đốc công ty TNHH Hòa Bình, cho biết mong muốn được tham gia tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa– Chơn Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP).
-
Vụ xóa chữ trên biển báo cao tốc, Tập đoàn Sơn Hải tố hành vi phá hoại, đơn vị xóa chữ nói gì?
Trong khi Tập đoàn Sơn Hải cho rằng việc xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là hành vi phá hoại thì đơn vị chỉ đạo xóa dòng chữ này đã có phản hồi giải thích lý do....
-
Nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam hiện ra sao?
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng nhu cầu cát khoảng 29 triệu m3. Hiện nay, các địa phương xác định nguồn cung 23 triệu m3.
-
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được mở rộng lên 4 làn xe
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn....