Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Nguyễn Cao Sơn cho biết, tỉnh đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện linh hoạt, theo Báo Lao động.
Theo đó, dự án nhà máy điện linh hoạt Ninh Bình được xây dựng trên tổng diện tích 73ha tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn. Nhà máy có quy mô công suất là 300MW,
“Tỉnh Ninh Bình đang nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện linh hoạt Ninh Bình, phấn đấu đến cuối năm 2027, đầu năm 2028 sẽ phát điện nửa công suất và đến năm 2029 sẽ phát điện 100% công suất” Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết.
Ninh Bình đẩy nhanh dự án điện linh hoạt, thay thế nhà máy nhiệt điện cũ
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trên, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Ninh Bình đã giao cho UBND huyện Kim Sơn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, xác định rõ vị trí, diện tích, phạm vi, ranh giới phù hợp của nhà máy điện linh hoạt, hướng tuyến đường dây đấu nối, các điểm đấu nối.
Đồng thời, khẩn trương thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng Khu vực từ đê Bình Minh II đến Cồn Nổi và rà soát các quy hoạch có liên quan, cần thiết thì thực hiện ngay việc điều chỉnh, đảm bảo pháp lý để thực hiện dự án.
UBND tỉnh Ninh Bình giao cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quy định hiện hành, nghiên cứu hình thức lựa chọn nhà đầu tư và tham mưu cụ thể trình tự, thủ tục triển khai thực hiện, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cũng đã đề nghị Tổng Công ty Phát điện 3, Công ty CP Dịch vụ vận tải Thuận Hải, Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình - CTCP, Truyền tải điện Ninh Bình, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của địa phương để triển khai các trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng nhà máy điện linh hoạt Ninh Bình và di dời nhà máy nhiệt điện Ninh Bình.
Theo tỉnh Ninh Bình, việc đầu tư, xây dựng nhà máy điện linh hoạt Ninh Bình cùng với việc dừng vận hành và di dời nhà máy nhiệt điện Ninh Bình nhằm giải quyết triệt để vấn đề về ô nhiễm môi trường tại khu vực trung tâm thành phố Hoa Lư.
Ngoài ra, khi dừng hoạt động nhà máy nhiệt điện hơn 50 năm tuổi, tại khu vực này tỉnh sẽ chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, theo định hướng phát triển đô thị của tỉnh.
Hồi tháng 8/2023, Tập đoàn Wartsila (Phần Lan) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Ninh Bình về đề xuất dự án nhà máy điện linh hoạt ICE công suất 300MW trên địa bàn tỉnh này.
Nhà máy điện linh hoạt ICE dự kiến gồm 17 tổ máy ICE với tổng vốn đầu tư khoảng 5.600 tỷ đồng. Địa điểm xây dựng nhà máy đặt tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn với diện tích xây dựng là 22ha. Nhà máy mới sẽ sử dụng nhiên liệu sạch và bền vững (LNG và hydrogen trong tương lai) với vị trí địa điểm cách xa khu dân cư, không ảnh hưởng tới đời sống và phát triển du lịch của địa phương.
Theo đánh giá của tỉnh Ninh Bình, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình được xây dựng và đi vào vận hành tổ máy đầu tiên từ năm 1974. Hiện nay, công nghệ đã cũ, lạc hậu, công suất nhỏ, hoạt động của cảng và các đường dây xuất tuyến ảnh hưởng đến cảnh quan, kiến trúc, quy hoạch đô thị Ninh Bình. Tỉnh Ninh Bình đã đề xuất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam có lộ trình sớm dừng hoạt động đối với nhà máy nhiệt điện Ninh Bình để thực hiện quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 28/7/2014. |
-
Năm 2025, Ninh Bình chuyển mục đích sử dụng gần 170ha đất rừng để thực hiện 284 công trình, dự án
Theo Nghị quyết số 105 của HĐND tỉnh Ninh Bình, trong năm 2025, địa phương sẽ chuyển mục đích sử dụng 168,67ha đất rừng các loại để thực hiện 284 công trình, dự án trên địa bàn.
-
Ninh Bình đề xuất dừng vận hành và di dời nhà máy nhiệt điện 51 năm tuổi
Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình hoạt động từ năm 1974 với công nghệ cũ, lạc hậu, công suất nhỏ. Do đó, tỉnh Ninh Bình đề xuất EVN xem xét dừng vận hành nhà máy để thực hiện quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Thành phố mới của Ninh Bình chính thức hoạt động
Ngày đầu tiên của năm 2025, HĐND thành phố Hoa Lư đã họp kỳ đầu tiên sau khi thành lập thành phố Hoa Lư và chính thức đi vào hoạt động.

-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí có gì đáng chú ý?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2025/NĐ-CP trong đó quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên.
-
Đề xuất mới về thẩm quyền quyết định chủ trương xây nhà máy điện hạt nhân
Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng thay vì Quốc hội.
-
Mục tiêu đến 2030: Một nửa tòa nhà công sở và nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)....