30/09/2022 5:15 PM
Việc sử dụng rác thải nhựa không tái chế để sản xuất xi măng không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường mà còn giảm tiêu thụ than, tiết kiệm chi phi trong bối cảnh giá các nguyên nhiên liệu tăng phi mã hiện nay.

Ngành công nghiệp xi măng hiện đang sử dụng khối lượng lớn than và các nguyên liệu thô khác. Tuy nhiên, sản xuất xi măng có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ lượng nhiên liệu này bằng chất thải nhựa không thể tái chế.

Hội thảo “Đồng xử lý các nhiên liệu thay thế và nguyên liệu thô trong ngành xi măng tại Việt Nam” mới đây đã cho thấy các kinh nghiệm quốc tế cũng như giải pháp về đồng xử lý chất thải trong ngành công nghiệp xi măng.

Sản xuất xi măng thèm nguồn nhiên liệu từ rác thải nhựa không tái chế

Ở nước ta hiện nay, phần lớn rác thải thu gom được vẫn đang xử lý theo kiểu truyền thống là chôn lấp, đếm tấn lấy tiền xử lý từ ngân sách. Thực tế, nhiều nước trên thế giới đã làm, cho hiệu quả tốt như nhà máy đốt rác phát điện; xử lý rác thải trong lò đốt của nhà máy sản xuất xi măng, luyện thép; rác thải làm đầu vào trong nhà máy sản xuất phân bón…

Hiện Việt Nam có 82 lò nung clinker đang hoạt động, mỗi năm tiêu thụ trên 10 triệu tấn than antraxit. Hiện nay tỉ lệ sử dụng nhiên liệu thay thế trong toàn ngành xi măng rất thấp.

Mặc khác, Chính phủ Việt Nam có chủ trương tăng lượng sử dụng nhiên liệu thay thế lên mức 15% từ nay đến 2030 và 30% sau năm 2030. Theo đó, tiềm năng đồng xử lý chất thải, trong đó có nhựa không tái chế được trong lò nung xi măng ở Việt Nam là rất lớn.

Theo đó, thay thế các nguyên liệu truyền thống bằng bùn thải, rác thải công nghiệp không những giúp nhiều đơn vị trong ngành sản xuất xi măng tiết kiệm chi phí, hạ được giá thành sản phẩm trong khi chất lượng giữ nguyên mà còn giúp giảm thiểu phát thải CO2, giảm ô nhiễm môi trường.

Với việc dùng rác thải làm nguyên vật thay vì dùng than đá để đốt còn giúp cho nhà máy giảm chi phí mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống thiết bị, năng suất, chất lượng clinker cũng như chất lượng khí thải.

Dù vậy, khó khăn kể đến còn là cơ chế chính sách, chẳng hạn như cơ chế hỗ trợ khi xử lý bùn thải làm nguyên liệu thay thế cho đất sét, chính sách khi sử dụng tài nguyên chất lượng thấp, chính sách đối với việc phát thải CO2. Ngoài ra, vẫn còn rất ít/chưa có đơn vị chuyên thực hiện việc thu gom, xử lý sơ bộ chất thải và cung cấp đến nhà máy xi măng.

Trước đó, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cũng đã tổ chức Hội thảo "Công nghệ nghiền mới và các giải pháp để sử dụng than nhiệt trị thấp trong dây chuyền sản xuất xi măng". Tại đây, nhiều đơn vị đã giới thiệu về công nghệ và thiết bị để cải tạo nâng cấp hệ thống nghiền trong nhà máy xi măng.

Theo đó, mục tiêu của ngành xi măng là giảm tiêu thụ điện năng giảm tiêu hao nguyên vật liệu thiên nhiên, thích ứng linh hoạt với sự biến động của nguyên liệu đầu vào và sử dụng đa dạng nguồn than như than phẩm cấp thấp, than nhập khẩu…

Thời gian tới, Vicem cần tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng cải tạo các dây chuyền sản xuất theo hướng đồng bộ, hiện đại, phù hợp để sử dụng các loại nguyên, nhiên liệu phẩm cấp thấp, nguyên nhiên liệu thay thế.

Thiên An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.