Hiện nay, tình trạng thiếu khí đốt ở EU đã làm tăng nhu cầu nhiệt điện than và thúc đẩy giá than đi lên. Cụ thể, giá than luyện cốc sử của Úc hiện đã tăng lên 270 USD/tấn vào ngày 6/9/2022, tương đương tăng hơn 40%, gần lấy lại mức đỉnh lịch sử là 275 USD/tấn ngày 28/2/2022.
Trước đó, giá loại nguyên liệu này chỉ ở mức 190 USD/tấn vào tuần đầu tiên của tháng 8/2022. Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, giá than cốc đã tăng 80 USD/tấn.
Doanh nghiệp xi măng “ngộp thở” vì giá than tăng chóng mặt
Tương tự, đối với than nhiệt dùng trong sản xuất phân bón và điện, mức giá 457 USD/tấn, lập kỷ lục mới trong ngày 6/9/2022. Ngoài ra, giá than luyện cốc được dự báo sẽ tiến lên vùng 300-330 USD/tấn.
Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm 2022 đến giữa tháng 7, lượng than nhập khẩu giảm 2,9 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước, song kim ngạch nhập khẩu than ước đạt 4,7 tỷ USD, bình quân 5,8 triệu đồng/tấn, gấp gần 3 lần so cùng kỳ năm 2021 là 2,1 triệu đồng/tấn.
Cùng với giá than nhập khẩu, giá than trong nước cũng tăng mạnh. Riêng tháng 5/2022, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có 2 lần tăng giá bán. Tương tự, giá than trộn của Vinacomin trong 6 tháng đầu năm 2022 đã tăng 30-35% so với cùng kỳ năm trước.
Việc giá than tăng phi mã đã tác động không nhỏ đến ngành sản xuất xi măng, vì than là nhiên liệu chiếm đến 40 - 45% giá thành sản xuất clinker. Mặc khác, nguyên liệu này chiếm 60% chi phí nguyên liệu đầu vào của xi măng, khiến lợi nhuận các doanh nghiệp xi măng biến động lớn theo giá than.
Trước áp lực giá tăng tăng cao, từ đầu năm đến nay, các thương hiệu xi măng trong nước đã phải 3 lần điều chỉnh tăng giá bán, với biên độ tăng cả 3 lần từ 220.000 đến 270.000 đồng/tấn tùy từng thương hiệu.
Tuy nhiên, mức tăng giá này chưa giúp nhà sản xuất xi măng “dễ thở” hơn, đã xuất hiện tình trạng một vài nhà máy phải dừng lò nghiền clinker do càng sản xuất càng lỗ.
Than tăng giá kéo theo giá xi măng tăng, các nhà thầu xây dựng cũng chịu tác động không nhỏ, làm đội giá lên phải dừng thi công hoặc không sẽ thua lỗ.
Về giải pháp, Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết ngành xi măng đang cố gắng giảm lượng clinker trong xi măng. Tuy nhiên việc thay thế này cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
-
Triển vọng nào cho doanh nghiệp xi măng?
Dịp cuối năm 2022 và sang năm 2023, cổ phiếu của Xi măng Hà Tiên 1 được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ việc giá than quay đầu giảm và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh.
-
Bộ Xây dựng yêu cầu các nhà máy xi măng thực hiện ngay một việc, có thể giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra các công ty xi măng chưa lắp đặt để đôn đốc việc lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải. Theo đó, việc đầu tư hệ thống phát điện nhiệt khí thải lò nung xi măng giú...
-
Công ty xi măng có loạt sếp lớn vướng vòng lao lý đang kinh doanh ra sao?
Trong giai đoạn 2018-2023, doanh nghiệp này đã để xảy ra thua lỗ, lũy kế gần 5.000 tỷ đồng, hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gần 400 công nhân, người lao động.
-
Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam vừa chứng kiến thua lỗ nghìn tỷ năm thứ 2 liên tiếp, Phó Thủ tướng yêu cầu 2 bộ vào cuộc làm rõ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, làm rõ nguyên nhân Tổng Công ty Xi măng Việt Nam lỗ cả nghìn tỷ.