Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, công suất sản lượng xi măng của Việt Nam đạt khoảng 100 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới. Cụ thể, 5 quốc gia có quy mô sản lượng xi măng lớn nhất thế giới gồm có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 31,3 triệu tấn clinker và xi măng, thu về hơn 1,32 tỷ USD
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 12/2023, xuất khẩu xi măng và clinker của toàn ngành đạt hơn 2,53 triệu tấn, thu về gần 98 triệu USD, tăng 1% về lượng và giảm 3% về trị giá so với tháng trước đó.
Lũy kế cả năm 2023, xuất khẩu clinker và xi măng đạt hơn 31,3 triệu tấn, mang về hơn 1,32 tỷ USD, giảm 1,2% về lượng và giảm 4,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xuất khẩu bình quân trong năm vừa qua đạt hơn 42 USD/tấn, giảm gần 3% so với cùng kỳ.
Năm qua, Việt Nam xuất khẩu nhiều xi măng và clinker sang thị trường Philippines, chiếm tỷ trọng 27% về kim ngạch xuất khẩu, thứ hai là Bangladesh với 17%. Malaysia là thị trường tiêu thụ mặt hàng này lớn thứ ba với tỷ trong 5,2%.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, xuất khẩu xi măng và clinker trong thời gian qua suy giảm do Trung Quốc giảm nhập khẩu (giảm 90% so với cùng kỳ) bởi nhu cầu tại thị trường bất động sản nước này vẫn còn yếu.
Ngược lại, Bangladesh là thị trường ghi nhận tăng trưởng khi xuất khẩu xi măng và clinker sang nước này tăng 40% so với cùng kỳ nhờ tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Đáng chú ý, Australia đang là thị trường tích cực đẩy mạnh nhập khẩu mặt hàng này khi chi hơn 23,4 triệu USD để nhập khẩu 470.000 tấn clinker và xi măng từ Việt Nam, tăng 135% về lượng và tăng 120% về giá trị.
Theo VNCA, nhu cầu sử dụng xi măng tại Australia tăng cao nhưng do ngành sản xuất xi măng ảnh hưởng tới môi trường, giá thành sản xuất cao nên hàng năm nước này vẫn nhập khẩu một lượng lớn xi măng.
Trước đây, nhập khẩu xi măng của Australia chủ yếu từ Trung Quốc (48%), Đài Loan (43%) và Thái Lan (7%). Tuy nhiên, kể từ năm 2013 đến nay, xi măng và clinker của Việt Nam đã có chỗ đứng tại thị trường này và thị phần ngày càng tăng mạnh.
Việt Nam xuất khẩu nhiều xi măng và clinker sang thị trường Philippines trong năm vừa qua
- THAM KHẢO: Giá VLXD mới nhất 2024
Tại thị trường nội địa, VNCA cho biết nguồn cung xi măng tiếp tục vượt cao so với nhu cầu. Hiện công suất thiết kế của các nhà máy xi măng ở Việt Nam lên đến 120 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu xi măng chỉ khoảng 65 triệu tấn, điều này dẫn tới cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Hiện cả nước có 90 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 106 triệu tấn/năm nhưng thực tế có thể sản xuất 122 triệu tấn/năm.
Công suất trong nước đã được mở rộng trong thời gian gần đây. Cụ thể, năm 2022, công suất toàn ngành tăng thêm 4,5% khi có thêm 3 dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào hoạt động, gồm dự án xi măng Xuân Thành 3, dự án xi măng Long Thành và dự án xi măng Đại Dương 1.
Tới năm 2023, công suất sản xuất xi măng trong nước tiếp tục tăng thêm 6,1%
Tuy nhiên, thị trường bất động sản trầm lắng trong thời gian qua đã khiến sản lượng tiêu thụ giảm mạnh, dẫn đến nhiều nhà máy xi măng phải ngừng hoạt động một số dây chuyền lò nung, trong đó có những dây chuyền phải ngừng dài hạn.
“Trong lịch sử phát triển của ngành xi măng Việt Nam, từ khi hình thành (cách đây hơn 100 năm) cho đến nay, đây là thời điểm ngành này gặp nhiều khó khăn nhất, VNCA nhận định.
-
“Sức khỏe” của doanh nghiệp xi măng qua những con số biết nói
Thị trường bất động sản trầm lắng cộng với việc chi phí đầu vào tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xi măng trong năm vừa qua.
-
Công suất dư thừa lớn trong khi thị trường xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa đều giảm sức mua, các doanh nghiệp trong ngành xi măng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, không ít nhà máy tạm dừng lò hoặc giảm sản lượng.
-
Ngành xi măng thừa nhận khó khăn chưa từng có trong lịch sử hơn 100 năm hoạt động
Ngành xi măng đang đứng trước khó khăn nhất trong hơn 100 năm hoạt động khi sản lượng tiêu thụ suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò.
-
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có quyết định quan trọng về nguồn vật liệu thi công cho các dự án trên địa bàn
Nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng, san lấp trên địa bàn, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản 2 khu vực mỏ trong năm 2025 với tổng trữ lượng hơn 7,3 triệu m3....
-
Kết luận của Phó Thủ tướng về vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản than
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu phương án đưa toàn bộ nội dung phân ngành than trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sang Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng cá...
-
Thị trường kim loại diễn biến ra sao trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh?
Theo MXV, giá quặng sắt giảm 0,2% xuống 101,09 USD/tấn bất chấp việc Trung Quốc phát tín hiệu kích thích tài khóa thông qua kế hoạch phát hành 3.000 tỷ nhân dân tệ trái phiếu kho bạc đặc biệt vào năm tới....