Cụ thể, tính riêng trong tháng 3/2022, nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt 415,3 nghìn m³, trị giá 155,8 triệu USD, tăng 13,7% về lượng và tăng 15,2% về trị giá so với tháng 2/2022; so với tháng 3/2021 giảm 36,2% về lượng và giảm 21,7% về trị giá.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu mặt hàng này ước tính đạt 1,204 triệu m³ với trị giá 453,4 triệu USD, giảm 33,6% về lượng và giảm 17,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý 1/2022, sản lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm 36,2% so với cùng kỳ năm ngoái
Sản lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam trong thời gian tới được dự báo sẽ giảm do nguồn cung hạn chế, chi phí logistic tăng cao. Do đó, để tránh phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, các doanh nghiệp cần tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước.
Hiện nay, gỗ nguyên liệu trong nước đang đáp ứng được khoảng 75% nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề mà các doanh nghiệp gỗ gặp phải là chất lượng cũng như lượng gỗ có chứng chỉ còn nhỏ. Do đó, chưa tận dụng tối đa giá trị gia tăng từ nguồn nguyên liệu trong nước.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ đưa ra các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích việc trồng rừng gỗ lớn. Các cơ chế chính sách cũng cần tập trung vào tạo môi trường nhằm thu hút doanh nghiệp chế biến vào đầu tư tại các vùng nguyên liệu rừng trồng. Đồng thời cần thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ trồng rừng nhằm tạo nguồn gỗ lớn có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu.
-
Kín đơn hàng đến hết quý 3, doanh nghiệp nội thất gỗ vẫn nhiều nỗi lo
Mặc dù kín đơn hàng đến quý 3, thậm chí hết năm, nhưng hàng loạt vấn đề về giá nguyên liệu sản xuất, chi phí logistics tăng cao... khiến nhiều doanh nghiệp gỗ nội thất chịu áp lực lớn.
-
Việt Nam vừa đạt thêm 1 kỷ lục mới trong ngành xuất khẩu tỷ đô: Thu về hơn 16 tỷ USD, đứng top 5 thế giới
Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 16,25 tỷ USD, vượt kỷ lục cũ được xác lập năm 2022. Triển vọng xuất khẩu 2025 dự báo tích cực và hướng đích 18 tỷ USD.
-
Thu 14,6 tỷ USD sau 11 tháng, không phải Trung Quốc, đây mới là thị trường tiêu thụ gỗ lớn nhất của Việt Nam
Trong 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,6 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ chiếm phần lớn với hơn 10 tỷ USD, tăng 22%....
-
Doanh nghiệp tất bật “vào mùa” cuối năm, ngành chế biến gỗ có thể thu về hơn 17 tỷ USD
Năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt trên 17,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với năm ngoái, vượt hơn 13% kế hoạch năm. Đáng chú ý, ngành chế biến gỗ, lâm sản đã xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm nay....