Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ thép quý 1/2023, với các chỉ số về sản xuất, tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu đều giảm mạnh.
Nhu cầu đầu ra đang là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp thép, nhất là trong bối cảnh bất động sản còn gặp nhiều khó khăn
Theo số liệu của VSA, trong tháng 3, tình hình sản xuất, tiêu thụ đã tăng trở lại so với tháng 2 nhưng so với cùng kỳ vẫn chưa khởi sắc. Cụ thể, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,4 triệu tấn, tăng 2,25% so với tháng 2/2023 nhưng giảm 27,9% so với cùng kỳ năm 2022. Bán hàng thép các loại đạt 2,21 triệu tấn, tăng 6,3% so với tháng trước nhưng giảm tới 29% so với cùng kỳ.
Sản xuất thép thành phẩm 3 tháng đầu năm 2023 giảm 21%% so với cùng kỳ, ở mức 6,7 triệu tấn
Tính đến hết quý 1/2023, sản xuất thép thành phẩm đạt 6,7 triệu tấn, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022. Bán hàng thép thành phẩm đạt 6,06 triệu tấn, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu đạt 1,66 triệu tấn, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với mặt hàng thép xây dựng, mặc dù giá thép gần đây đã quay đầu giảm mạnh nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp khó trong việc bán hàng.
Theo VSA, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 3 đạt 912.840 tấn, giảm 4% so với tháng trước và giảm 35% so với cùng kỳ năm 2022.
Bán hàng thép xây dựng trong giai đoạn này đạt 890.560 tấn, xấp xỉ mức tháng trước nhưng giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu thép xây dựng đạt 160.413 tấn, giảm 49% so với tháng 3/2022.
Tính chung 3 tháng đầu năm, sản xuất thép xây dựng đạt 2,7 triệu tấn, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2022. Bán hàng thép xây dựng đạt 2,6 triệu tấn, giảm 28,5% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 422.000 tấn, giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiêu thụ thép các loại đã tăng trở lại so với tháng 2/2023 nhưng so với cùng kỳ vẫn chưa khởi sắc
VSA cho rằng, thị trường bất động sản trì trệ cùng với chính sách thắt chặt tín dụng nên nhu cầu sử dụng thép xây dựng ở mức thấp so với kỳ vọng vào mùa xây dựng sau Tết Nguyên đán. Mặt khác, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhiều buộc các nhà máy trong nước phải tăng giá bán nhiều lần để bù lại giá thành sản xuất và giảm lỗ.
Mới đây, một số doanh nghiệp thép đã thông báo giảm giá 150.000 - 720.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, xuống còn 15,1 - 16,88 triệu đồng/tấn. Đây cũng là đợt giảm giá thứ hai liên tiếp của mặt hàng thép kể từ đầu năm đến nay.
VSA cho rằng giá thép xây dựng giảm theo xu hướng của thế giới trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thép yếu và không ổn định, các kỳ vọng về tác động tích cực từ thị trường thép Trung Quốc tới thị trường thép thế giới đã không diễn ra như mong đợi.
Ngoài việc giảm giá, nhiều nhà máy thông báo bảo lãnh giá nên trong trường hợp giá nguyên vật liệu chính cho sản xuất như thép phế phôi thép tiếp tục đi xuống, giá thép xây dựng có thể sẽ giảm nữa”, VSA nhận định.
-
Doanh nghiệp thép đua nhau báo lỗ dù thời điểm khó khăn nhất đã qua
Bức tranh kinh doanh quý 1.2023 của các doanh nghiệp ngành thép đang dần được hé lộ với kết quả không mấy khả quan, thậm chí thua lỗ mặc dù thời điểm khó khăn nhất đã qua.








-
Chuyện Gì Đang Xảy Ra? Các nhà máy thép Trung Quốc đột ngột cắt giảm sản lượng
Một số nhà máy thép lớn tại Trung Quốc đã bắt đầu cắt giảm sản lượng, đánh dấu bước đi đầu tiên trong nỗ lực giảm dư cung trên thị trường.
-
Các loại thép cần thiết khi xây nhà, cách tính thép xây nhà đúng chuẩn, tiết kiệm
Thép xây dựng là vật liệu quan trọng, quyết định độ bền và an toàn cho công trình. Việc chọn đúng loại thép và tính toán chính xác giúp tối ưu chi phí và chất lượng thi công. Cùng tìm hiểu các loại thép cần thiết và cách tính toán thép xây nhà hiệu q...
-
Bất động sản và xây dựng Trung Quốc lao dốc, giá quặng sắt tiếp tục suy yếu
Theo MXV, giá quặng sắt trong phiên giao dịch vừa qua chịu áp lực từ nhu cầu yếu tại thị trường bất động sản và xây dựng Trung Quốc. Sản lượng thép thô của nước này trong hai tháng đầu năm giảm 1,5% so với cùng kỳ 2024, phản ánh sự suy giảm trong tiê...