Bãi sông Hồng nơi cầu Nhật Tân bắc ngang qua Ảnh: Hồng Vĩnh
UBND thành phố cho biết, Quy hoạch phân khu (QHPK) do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập; chính quyền, cộng đồng dân cư địa phương và đơn vị liên quan đã góp ý; Thành ủy Hà Nội đã thống nhất về chủ trương đối với định hướng đồ án QHPK theo đề xuất của Ban cán sự Đảng UBND thành phố tại Tờ trình số 97.
Đồ án QHPK được lập, thẩm định theo đúng quy trình, quy định. Tuy nhiên, hiện nay Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội, tích hợp vào “Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, để có cơ sở triển khai quy trình tiếp theo đúng quy định của pháp luật, UBND thành phố gửi hồ sơ về Bộ NN&PTNT xem xét, có ý kiến về sự phù hợp của nội dung chính đồ án quy hoạch với Luật Đê điều, Quy hoạch và phương án phòng chống lũ, Quy hoạch đê điều và các quy định chuyên ngành có liên quan.
Hà Nội kiến nghị, Bộ NN&PTNT xem xét, có ý kiến thống nhất quan điểm giải quyết về quy hoạch xây dựng, thống nhất về chủ trương đối với định hướng đồ án QHPK. Trong đó, thống nhất giải pháp quy hoạch xây dựng về đường và đê từng khu vực và hệ thống toàn tuyến trên nguyên tắc không nâng cao các tuyến đê bối hiện có, không xây dựng đê bối mới; không thu hẹp không gian thoát lũ, không đề xuất giải pháp đê mới trong đê cũ mà nghiên cứu hệ thống cốt nền dọc bờ sông phù hợp, không gây cản lũ.
Quy hoạch xây dựng dành không gian cho giao thông trong không gian thoát lũ (từ đê tới đê hiện có): Giải pháp cụ thể về các tuyến đường, cầu, cửa khẩu qua đê sẽ theo từng đoạn tuyến, dự án đầu tư theo đúng thỏa thuận và yêu cầu quản lý của ngành Giao thông vận tải và Nông nghiệp.
Thành phố Hà Nội đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phòng chống lũ và đê điều (QHPCL&ĐĐ) về quản lý sử dụng bãi sông và các khu vực dân cư để xác định rõ được tồn tại bảo vệ hay cần di dời làm căn cứ để lựa chọn giải pháp quy hoạch. Cụ thể với 2 khu dân cư Bắc Cầu và Bồ Đề.
Các khu dân cư ở các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng cần bổ sung danh mục theo QHPCL&ĐĐ.
3 khu bãi sông chưa có sự thống nhất giữa QHPCL&ĐĐ và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (QHCXDTĐ) gồm: Hoàng Mai - Thanh Trì; Đông Du-Bát Tràng; Kim Lan-Văn Đức theo như giải pháp quy hoạch phân khu.
Bộ NN&PTNT hướng dẫn cụ thể về cơ sở xác định ranh giới, quy mô, diện tích đất bờ sông, diện tích bãi nổi thuộc bãi sông Hồng và phương án nghiên cứu đề xuất cụ thể trong quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất do Hà Nội đề xuất.
Cần sự quyết liệt của nhiều cơ quan
Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS.TS Nguyễn Ngọc Quỳnh, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển (thuộc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam) cho biết: Một điều quan trọng nhất của Luật Đê điều sửa đổi là khẳng định không hề có chuyện ngăn cấm phát triển. Tuy nhiên, khi phát triển ở bãi sông thì phải tuân thủ quy định không làm dâng mực nước lũ, không làm ảnh hưởng đến thoát lũ.
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải cụ thể hóa phương án thoát lũ. Với mỗi phương án quy hoạch thì phải có phương án thoát lũ, giải pháp về công trình đi kèm. Phải làm rõ từng vị trí khi sử dụng đất khu vực ngoài bãi và giải trình cụ thể cho từng vị trí. Đây là việc phải làm rõ vừa xuất phát từ yêu cầu về thoát lũ, vừa là yêu cầu khi thu hút nhà đầu tư.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quỳnh, khi xem xét điều chỉnh QHPCL&ĐĐ không chỉ tính cho Hà Nội mà phải đặt trong mối quan hệ tổng thể của cả tuyến sông liên quan đến nhiều tỉnh thành như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam, Phú Thọ. Về vấn đề lũ từ thượng nguồn không quá lo ngại, bởi chúng ta kiểm soát được. “Tôi khẳng định, với vấn đề đặt ra trong quy hoạch hai bên sông Hồng, các chuyên gia Việt Nam đủ khả năng để giải quyết. Tuy nhiên, đây là vấn đề đã kéo dài nhiều năm, rất cần sự quyết liệt của Hà Nội và các cơ quan liên quan để đi đến kết quả cuối cùng”, ông Quỳnh nhấn mạnh.
-
Hà Nội rà soát các dự án phát triển nhà ở xã hội
UBND thành phố Hà Nội vừa có Văn bản 1743/UBND-ĐT về việc thực hiện chỉ đạo của Thành ủy các nội dung liên quan đến đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố.
-
ACB tái bổ nhiệm CEO Từ Tiến Phát
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa thông qua Nghị quyết số 123/TCQĐ-HĐQT.25 về việc tái bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát làm Tổng giám đốc.
-
Hà Nội sẽ đón thêm hơn 7.000 căn biệt thự, nhà phố trong năm 2025, mặt bằng giá khó giảm
Trong 2-3 năm tới, bên cạnh nguồn cung từ các giai đoạn tiếp theo của các dự án hiện hữu, thị trường bất động sản Hà Nội ghi nhận them nguồn cung từ các dự án đô thị mới tại Đan Phượng, Long Biên và Tây Hồ....
-
“Bắt mạch” dòng chảy bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới
Sau mỗi chu kỳ, thị trường sẽ được nâng cấp và trở nên chuyên nghiệp, đồng bộ hơn so với chu kỳ cũ. Chu kỳ lần này sẽ hướng tới sự phát triển bền vững nhờ những trợ lực mạnh mẽ từ pháp lý, đồng thời được kỳ vọng sẽ gia tăng sức cạnh tranh giữa các ch...