Mục tiêu và quy mô quy hoạch
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quy hoạch, hệ thống cảng biển Bạc Liêu bao gồm các khu bến: Gành Hào, Vĩnh Hậu A, các bến phao, khu chuyển tải và các khu neo chờ, tránh, trú bão.
Mục tiêu đến năm 2030:
Tổng lượng hàng hóa thông qua đạt từ 3,45 - 3,5 triệu tấn/năm.
Phát triển 2 bến cảng gồm 1 cầu cảng cứng và 1 cầu cảng, kho nổi kết hợp đường ống, với tổng chiều dài 120m.
Xác định rõ phạm vi vùng đất, vùng nước đáp ứng yêu cầu thông qua hàng hóa.
Tầm nhìn đến năm 2050:
Duy trì tốc độ tăng trưởng hàng hóa trung bình 5,5 - 6,1%/năm.
Tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu hàng hóa và hành khách
Cảng biển nước sâu Gành Hào
Tổng diện tích sử dụng đất đến 2030 vào khoảng 65ha, chưa bao gồm các khu vực phát triển các khu công nghiệp, logistics. Trong khi đó, tổng nhu cầu sử dụng mặt nước theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 39.158ha, đã bao gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải.
Đáng chú ý, tổng vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến 2030 lên tới 1.366 tỷ đồng, trong đó có hơn 1.225 tỷ đồng dành cho hạ tầng công cộng hàng hải, phần lớn kỳ vọng huy động xã hội hóa.
Hạ tầng kết nối đường bộ, đường thủy và ven biển sẽ được đồng bộ hóa theo quy hoạch, tạo hành lang giao thông - logistics mới, hỗ trợ phát triển các khu công nghiệp - logistics gắn liền cảng biển.
Quy hoạch cụ thể các khu bến cảng
Theo quy hoạch chi tiết, cảng biển Bạc Liêu sẽ được tổ chức thành 2 khu bến chính:
1. Khu bến Gành Hào
Quy mô: Gồm 1 cầu cảng tổng hợp, hàng rời dài 120m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn.
Sản lượng thông qua đến năm 2030: khoảng 0,25 - 0,3 triệu tấn/năm.
Tổng diện tích đất: 5,08ha; vùng nước: 1,04ha.
2. Khu bến Vĩnh Hậu A
Quy mô: Gồm 1 cầu cảng hàng lỏng/khí (kho nổi kết hợp đường ống) phục vụ Nhà máy điện khí LNG Bạc Liêu, tiếp nhận tàu trọng tải đến 150.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 3,2 triệu tấn.
Sản lượng thông qua đến năm 2030: 3,2 triệu tấn/năm.
Tổng diện tích đất: 60ha; vùng nước: 298ha.
Ngoài ra, quy hoạch còn bố trí các khu vực bến phao, khu neo chờ, chuyển tải, tránh, trú bão, phân bổ tại cảng Gành Hào, Vĩnh Hậu A và các khu đủ điều kiện khác.
Tầm nhìn đến năm 2050, cảng biển Bạc Liêu sẽ tiếp tục phát triển các bến cảng mới theo nhu cầu hàng hóa, đồng thời triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như khuyến khích đầu tư đồng bộ giữa cảng biển và công nghiệp; Huy động đa dạng hóa nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa; khai thác tài nguyên đất, mặt nước, nguồn thu từ kết cấu hạ tầng. Đồng thời ứng dụng chuyển đổi số, năng lượng xanh, xây dựng tiêu chí cảng xanh, thông minh.
Bộ Xây dựng yêu cầu Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam tham mưu cho Bộ Xây dựng hoặc xử lý theo thẩm quyền nội dung có liên quan về dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cầu cảng, bến cảng, giao thông kết nối.
Nghiên cứu, đề xuất Bộ Xây dựng xem xét, quyết định việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng, tiến độ thực hiện các cầu, bến cảng.
UBND tỉnh Bạc Liêu được giao chỉ đạo việc cập nhật các quy hoạch của địa phương phù hợp quy hoạch chi tiết cảng biển được duyệt; quản lý, bố trí quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai đảm bảo phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cầu, bến cảng.
Chủ trì quy định, công bố danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét từ hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển Bạc Liêu theo quy định.
-
Toàn cảnh Quy hoạch cảng biển Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Đến năm 2030, hệ thống cảng biển Bình Dương bao gồm bến cảng Bình Dương với quy mô gồm 1 bến cảng có cầu cảng dài 131m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn, phục vụ lượng hàng hóa thông qua khoảng 4 triệu tấn/năm.
-
Phát triển hạ tầng cảng biển: Chú trọng thu hút nguồn vốn tư nhân
Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển thành phố đến năm 2030 khoảng 78.028 tỷ đồng. Trong đó, nguồn lực từ ngân sách khoảng 11.950 tỷ đồng; nguồn lực còn lại khoảng 66.078 tỷ đồng được huy động từ các thành phần kinh tế khác, nhất là nguồn vốn tư nhân. Đây là cú hích tạo ra sự “lột xác” đối với hệ thống hạ tầng cảng biển Hải Phòng.
-
Hải Phòng cần hơn 66.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển, trung tâm logistics phía Bắc
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là động thái quan trọng nhằm phát triển Hải Phòng thành trung tâm logistics hiện đại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế.
-
TP.HCM sẽ đầu tư hơn 77.000 tỷ đồng tới năm 2030 để phát triển cảng biển
Ngày 14/4, Bộ Xây dựng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một phần trong chiến lược nâng cao năng lực vận tải biển, đảm bảo TP.HCM duy trì vị thế là một trong những trung tâm logistics hàng đầu của khu vực.







-
Khởi tố vụ án liên quan sai phạm tại dự án khu thương mại Hộ Phòng ở Bạc Liêu
Chiều 31/5, nguồn tin từ cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ” xảy ra tại Dự án khu nhà ở thương mại và chợ trung t...
-
Tỉnh lớn thứ 3 tại Đồng bằng sông Cửu Long sau sáp nhập
Việc Bạc Liêu và Cà Mau tái hợp sẽ tạo ra một đơn vị hành chính cấp tỉnh có quy mô lớn hơn, với diện tích tự nhiên trên 7.942km2 (đứng thứ 3 Đồng bằng sông Cửu Long) và dân số trên 2,6 triệu người....
-
Bạc Liêu thu hút đầu tư kỷ lục: 26 dự án quy mô 85.600 tỷ đồng
Trong khuôn khổi sự kiện Festival Nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025, UBND tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư....