Giám đốc Tài chính của CapitaLand Investment (CLI), Andrew Lim, nhận định các thị trường trên đang trở nên hấp dẫn hơn khi các công ty tìm cách xây dựng khả năng phục hồi trong các lĩnh vực như chuỗi cung ứng và năng lượng sau đại dịch COVID-19.
Ông nói: “Các quốc gia có nền sản xuất dồi dào, chi phí thấp, và lực lượng lao động có trình độ học vấn cao có thể là điểm đến thay thế so với các thị trường quen thuộc hiện tại. Họ cung cấp các trung tâm sản xuất thay thế cho các liên kết trong chuỗi cung ứng”.
CLI là một trong những nhà quản lý đầu tư bất động sản lớn nhất châu Á, hiện đang quản lý danh mục bất động sản trị giá 124 tỷ đô la Singapore và danh mục quỹ với tổng số vốn 86 tỷ đô la Singapore.
“Việt Nam luôn là một thị trường đầy hứa hẹn và đang trở thành một điểm đến đầu tư quan trọng”, ông Lim nói.
Ông Lim cho biết khoảng một phần ba hoạt động của CLI là ở Trung Quốc. Bất chấp sự suy thoái của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và những rắc rối đang ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, ông cho biết CLI vẫn sẽ hiện diện tại thị trường Trung Quốc trong dài hạn.
Các nhà kinh tế và phân tích đã ước tính rằng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại chỉ còn 3,2% trong năm 2022 khi nền kinh tế lao đao vì tác động của cuộc khủng hoảng từ thị trường bất động sản và các chính sách zero-COVID nghiêm ngặt.
Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi làn sóng vỡ nợ trái phiếu khi các nhà phát triển ngập trong nợ nần, khiến nhiều dự án nhà ở chưa thể hoàn thành. Điều này đã gây ra làn sóng ngừng trả nợ các khoản vay thế chấp trên toàn Trung Quốc khi người mua giận dữ do không được bàn giao nhà đúng thời hạn.
Ông Lim cho biết: “Triển vọng tổng thể đối với Trung Quốc sẽ không chắc chắn, buộc các nhà đầu tư phải hết sức thận trọng ngay cả khi các động lực cơ bản trong nhiều lĩnh vực vẫn còn mạnh mẽ”.
Trong giai đoạn bất ổn diễn ra trên toàn cầu với áp lực địa chính trị và lạm phát tăng cao liên tục, Lim cho biết CLI đang xem xét kỹ lưỡng hơn cách thức triển khai vốn và tìm kiếm cơ hội cho các khoản đầu tư mới, không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở các thị trường khác.
“Chúng tôi muốn đẩy mạnh hoạt động nhiều hơn nữa ở Việt Nam… Những sự kiện gần đây cho thấy sẽ rất nguy hiểm nếu bỏ tất cả trứng vào một giỏ trong bối cảnh toàn cầu hóa đang đối mặt với ngày càng nhiều thách thức”.
Không chỉ CLI, các nhà đầu tư Singapore cũng đang thể hiện sự quan tâm rất lớn đến thị trường Việt Nam. Theo thống kê, Singapore đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN với 2.959 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 69,86 tỷ USD, chiếm 16,3% tổng vốn FDI, đứng thứ 2/139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các khu VSIP đang hoạt động là biểu tượng hợp tác thành công giữa hai quốc gia.
Tại Việt Nam, Temasek đầu tư từ năm 2004 và đến năm 2021 đã giải ngân trực tiếp hơn 1 tỷ USD.
-
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
So với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là “vùng an toàn” đối với lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là loại hình bất động sản nghỉ dưỡng.
-
Bất động sản vẫn hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư ngoại
Nửa đầu năm nay, Việt Nam ghi nhận hơn 10 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài. Bất động sản tiếp tục là lĩnh vực hấp dẫn khi chiếm 26%.
-
Novaland vay vốn ngoại 200 triệu USD
CafeLand - Vừa qua, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư địa ốc NoVa (Novaland) đã quyết định phê duyệt khoản vay đến 200 triệu USD được cấp bởi Credit Suisse AG, Singapore Branch.
-
Ngân hàng mất quyền tự quyết room vốn ngoại?
Việc bỏ quyền tự quyết tỉ lệ sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, chiến lược dài hạn của ngân hàng.