Hình minh họa
Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) đang triển khai 5 dự án nhóm B sử dụng vốn trong nước, gồm cải tạo đoạn Hà Nội - Vinh dài 319 km, tổng vốn hơn 810 tỉ đồng; đoạn Vinh - Nha Trang dài 995 km, tổng vốn dự kiến gần 1.190 tỉ đồng; đoạn Nha Trang - Sài Gòn hơn 1.090 tỉ đồng.
Ngoài ra, còn có dự án cải tạo ga đường sắt phía Bắc tổng đầu tư hơn 470 tỉ đồng (nâng cấp 3 ga hành khách và 4 ga hàng hóa); nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (xây cầu đường sắt Đuống) với tổng vốn hơn 1.840 tỉ đồng.
Dự án nâng cấp tuyến vận tải sông Đuống bao gồm xây mới 2 cầu đường bộ, đường sắt thay vì kết hợp hai loại hình đi chung một cầu như hiện nay, nâng tĩnh không cầu để tăng năng lực vận tải đường thủy qua sông.
Trong mỗi dự án, nhà thầu sẽ nâng cấp cầu yếu, cải tạo một số ga hành khách và hàng hóa cùng hạ tầng trên tuyến. các dự án đều được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đây là các dự án giai đoạn 2, nối tiếp 4 dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Hà Nội - TP HCM đã được triển khai giai đoạn 1 (2016-2020) trị giá 7.000 tỉ đồng.
Ngành đường sắt đang quản lý hạ tầng 15 tuyến đường sắt quốc gia đi qua 34 tỉnh, thành phố. Hạ tầng kỹ thuật hầu hết lạc hậu do được xây dựng từ 50 đến 140 năm. Trên các tuyến có 297 ga, phần lớn quy mô nhỏ, hạ tầng cũ, đường ga ngắn, tạo ra nút thắt vận tải làm giảm năng lực thông qua toàn tuyến.
-
Bình Định đề xuất gì về hướng tuyến đường sắt tốc độ cao qua địa bàn tỉnh?
UBND tỉnh Bình Định vừa có Công văn số 144/UBND-KTN gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tham gia ý kiến về hướng tuyến, vị trí nhà ga dự kiến của dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh Bình Định.
-
Đề xuất kéo dài đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD đến Cần Thơ
Sáng ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
-
Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao hơn 67,3 tỷ USD
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam chính thức được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, sáng 13/11. Tuyến đường sắt có tốc độ 350km/h, đi qua 20 tỉnh, thành với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 67,3 tỉ USD....
-
Đại biểu Quốc hội: Việt Nam phải nắm công nghệ làm đường sắt tốc độ cao để thoát “vòng lặp” đội vốn, chậm tiến độ
Theo đại biểu Quốc hội, để đảm bảo khả thi và tiến độ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, các đơn vị trong nước phải được chuyển giao công nghệ vận hành, sản xuất.