Theo đó, Quốc hội quyết nghị số thu ngân sách năm sau hơn 1,96 triệu tỷ đồng, tổng chi gần 2,55 triệu tỷ. Trong đó, mức bội chi khoảng 3,8% GDP, tương đương 471.500 tỷ đồng. Năm sau, ngân sách được phép vay 835.965 tỷ đồng.
Năm 2025 chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, người có công. Tuy nhiên, trường hợp kinh tế xã hội năm sau thuận lợi, Chính phủ sẽ cân đối nguồn và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách 2025, sáng 13/11. Ảnh: Quốc hội
Cho phép từ ngày 01/7/2024 được mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và tinh giản biên chế; cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và tinh giản biên chế.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng được cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cho các dự án kết nối vùng, kết nối quốc gia, các công trình trọng điểm quốc gia thực hiện tại địa phương theo quy định của cấp có thẩm quyền trong trường hợp địa phương có nguồn dư lớn, cam kết bảo đảm nguồn kinh phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành cho cả lộ trình đến năm 2030 và không đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ.
Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất xử lý bất hợp lý trong chế độ với giáo viên, y tế. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương cần tiếp tục tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy và tiết kiệm, chống lãng phí. Việc tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập cũng cần đẩy nhanh, nhằm giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
Về điều chuyển nguồn tăng thu ngân sách 2022, Quốc hội đồng ý cho phép chuyển nguồn hơn 103.636 tỷ đồng còn lại chưa phân bổ để bố trí cho các dự án được Quốc hội cho phép dùng nguồn dự phòng chung và dự án giao cho các cơ quan, bộ ngành trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cùng với đó, Chính phủ cần quyết liệt thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý thu, cơ cấu lại nguồn thu bảo đảm tính bền vững; mở rộng cơ sở thu; chống thất thu, chuyển giá trốn thuế; gian lận thương mại, đặc biệt trong các hoạt động thương mại dựa trên nền tảng số; đôn đốc thu hồi các khoản nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; tiếp tục triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế; thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn sớm xây dựng phương án sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, gắn với việc sửa đổi cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi một cách tổng thể, thận trọng, có đánh giá tác động đầy đủ nhằm bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương trình Quốc hội xem xét, quyết định.
-
Quốc hội giao Chính phủ mục tiêu GDP 2025 tăng 6,5-7%
Chiều 12/11, với gần 89% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội.
-
TP.HCM, Hà Nội và 10 tỉnh sắp xếp đơn vị hành chính, giảm 1 huyện, 161 xã
Với 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt tán thành đã "chốt" phương án sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh.
-
Đề xuất kéo dài đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD đến Cần Thơ
Sáng ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
-
Lo vẫn sốt giá khi mở rộng xây nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp
Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn việc Chính phủ đề xuất thí điểm mở rộng đất làm dự án nhà ở thương mại trên cả nước có thể dẫn đến đầu cơ và tạo cơn sóng sốt đất trong khi giá đất đang tăng phi mã không giải thích được....