Quốc hội quyết nghị tăng trưởng GDP ở mức 6,5-7%, cao hơn kế hoạch và tương đương mức phấn đấu thực hiện năm nay của Chính phủ, là trên 7%. Lạm phát kiểm soát ở mức 4,5%.
GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,3-5,4%; Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 25-26%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 29-29,5%;
Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết. Ảnh: Quốc hội
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 0,8-1%; Số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt khoảng 15 bác sĩ; Số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 34,5 giường bệnh; Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,15%; Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 80,5-81,5%; Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.
Quốc hội yêu cầu Chính phủ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ, tài khóa điều hành linh hoạt và mở rộng hợp lý, có trọng điểm.
"Chính phủ cần nghiên cứu tận dụng dư địa về nợ công, nợ chính phủ, bội chi để huy động thêm nguồn lực cho phát triển", Nghị quyết nêu.
Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, Quốc hội cơ bản tán thành các nhiệm vụ, giải pháp do Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước trình và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị, đồng thời đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã đề ra.
Cụ thể, có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để tháo gỡ thể chế, khắc phục điểm nghẽn; đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật; tập trung cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế
Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lợi ích nhóm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi.
Tập trung các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, ưu tiên công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, các dự án có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, hạ tầng chuyển đổi số; kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai hệ thống đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.
-
Thủ tướng: Chính phủ đang đề xuất khởi động lại dự án điện hạt nhân
Chiều nay 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội từ 15h10 đến 16h35.
-
Quốc hội chốt thu ngân sách nhà nước năm 2025 gần 2 triệu tỷ đồng
Sáng 13/11, với gần 90% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước 2025.
-
Chính phủ đề xuất thí điểm mở rộng đất cho dự án nhà ở thương mại
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm làm dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận hoặc đang có quyền sử dụng đất được Chính phủ trình Quốc hội sáng 13/11.
-
Thủ tướng: Chính phủ đang đề xuất khởi động lại dự án điện hạt nhân
Chiều nay 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội từ 15h10 đến 16h35.