Chiều 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) với hơn 92% đại biểu tán thành.
Theo đó, mức vốn để xác định tiêu chí dự án đầu tư công quan trọng quốc gia là 30.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần hiện nay (10.000 tỷ đồng). Tiêu chí vốn với các dự án nhóm A, B và C tăng 2 lần.
Dự án nhóm A, B, C được phân loại theo tính chất quan trọng, tổng mức đầu tư và theo từng lĩnh vực cụ thể. Trong đó, nhóm C có mức đầu tư đến 240 tỷ đồng; nhóm B đến 4.600 tỷ và nhóm A là các dự án ở một số lĩnh vực, có vốn đầu tư trên 4.600 tỷ đồng.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội
Luật Đầu tư công đã có các quy định nhằm phân loại dự án đầu tư công. Trong đó, cấp có thẩm quyền khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C có quyền quyết định việc tách hoặc không tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần độc lập.
Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Đầu tư công (sửa đổi) là thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C.
Việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý là thay đổi lớn từ thẩm quyền của HĐND các cấp sang UBND các cấp. Để bảo đảm tính chặt chẽ, Luật đã bổ sung thẩm quyền “quyết định chủ trương đầu tư dự án” đi đôi với trách nhiệm báo cáo HĐND cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
Báo cáo giải trình tiếp thu trước khi Quốc hội thông qua luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết nhiều ý kiến đại biểu cho rằng việc chuyển quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án từ thẩm quyền của HĐND sang UBND các cấp là thay đổi lớn. Vì thế, cần đánh giá kỹ, toàn diện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với nhận định này. Tuy vậy, thực tế Luật Đầu tư công 2019 đã quy định việc giao UBND quyết chủ trương đầu tư dự án. Theo báo cáo của Chính phủ, trong giai đoạn 2021-2025 có 43 HĐND cấp tỉnh đã phân cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C cho UBND cùng cấp.
Bên cạnh đó, các nội dung về duyệt đầu tư, thực hiện dự án vẫn giữ nguyên so với quy định hiện hành. Tức là, Chủ tịch UBND các cấp vẫn quyết định đầu tư dự án và UBND vẫn là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm thực hiện dự án. Còn HĐND giám sát việc thực hiện.
Tuy nhiên, với các dự án, chương trình đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư trước ngày 1/1/2015, đã bố trí vốn nhưng chưa hoàn thành thì tiếp tục thực hiện.
-
10 tháng, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 52,29%
Trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 52,29% theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, theo số liệu của Bộ Tài chính.
-
Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại từ ngày 1/4/2025
Chiều 30/11, với trên 86,6% đại biểu tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm thưc hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất....
-
6 hành vi được coi là thao túng thị trường chứng khoán
Luật mới thông qua bổ sung nghiêm cấm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán và xác định rõ 6 hành vi được xem là thao túng thị trường chứng khoán.
-
Nhà ở trong ngõ tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương phải trang bị bình chữa cháy
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn. Luật gồm 55 điều, có hiệu lực từ 1/7/2025.