Bước ngoặt với ngành thép Trung Quốc
Là “công xưởng thép” của thế giới, ngành công nghiệp thép Trung Quốc được kỳ vọng sẽ chứng kiến một bước ngoặt trong năm nay nhờ các biện pháp kích thích bổ sung và cắt giảm sản lượng. Sự phục hồi có thể diễn ra ngay cả khi các mức thuế từ nước ngoài tiếp tục gây áp lực lên nhu cầu, Bloomberg dẫn nhận định của Công ty chứng khoán Citic Securities.
Ngành công nghiệp thép Trung Quốc vẫn chưa hết khó khăn khi mức sản xuất vẫn duy trì ở ngưỡng cao trong khi nhu cầu nội địa suy giảm mạnh, đẩy nhiều nhà máy vào tình thế thua lỗ nghiêm trọng.
Mặc dù sản lượng đã giảm nhẹ trong năm 2024, con số này vẫn duy trì trên 1 tỷ tấn. Đây là mức cao thứ 5 liên tiếp, cho thấy sự cần thiết phải cắt giảm sâu hơn để phù hợp với nhu cầu thực tế.
Các nhà sản xuất vẫn phải cắt giảm sản lượng nhiều hơn để phù hợp với nhu cầu đang chững lại do thị trường bất động sản suy yếu và nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Sản lượng thép của Trung Quốc trong quý 1/2025 tăng 0,6%, đạt hơn 259 triệu tấn
Theo giới phân tích, năm 2025 sẽ là thời điểm bản lề, nơi những thay đổi lớn có thể định hình lại toàn bộ tương lai ngành thép Trung Quốc.
Cụ thể, việc tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế sẽ giúp ổn định nhu cầu thép trong các lĩnh vực bất động sản và hạ tầng. Đồng thời, quá trình cải cách ngành đang được đẩy mạnh có thể dẫn đến “mức cắt giảm nguồn cung lớn hơn kỳ vọng”. Việc này sẽ hỗ trợ ngành thép Trung Quốc phục hồi.
Trong một báo cáo, ngân hàng đầu tư Trung Quốc cho biết việc tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế sẽ giúp “ổn định nhu cầu thép trong các lĩnh vực bất động sản và hạ tầng”. Đồng thời, quá trình cải cách ngành đang được đẩy mạnh có thể dẫn đến “mức cắt giảm nguồn cung lớn hơn kỳ vọng”...
Sản lượng thép thô của Trung Quốc đã tăng trong tháng trước, nhờ xuất khẩu bùng nổ và chi phí nguyên liệu đầu vào giảm, giúp cải thiện biên lợi nhuận.
Các nhà máy luyện thép đã sản xuất gần 93 triệu tấn thép trong tháng 3/2025, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giá các nguyên liệu như quặng sắt và than cốc giảm trong giai đoạn này. Điều này đã đẩy sản lượng thép trong quý 1/2025 tăng 0,6%, lên hơn 259 triệu tấn.
Ở một diễn biến khác, một lãnh đạo của hãng khai thác quặng sắt Fortescue Ltd. cho biết, công ty chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy sản lượng thép Trung Quốc đang chậm lại. Đồng thời ông cũng lưu ý rằng tồn kho đang ở mức “cực kỳ thấp”.
Nhà sản xuất có trụ sở tại Australia này cho biết lượng vận chuyển quặng sắt trong quý tài chính thứ 3 đã tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên Sàn Giao dịch Kỳ hạn Thượng Hải, giá thép cây giảm 1%, trong khi giá thép cuộn cán nóng giảm 0,8%. Hợp đồng quặng sắt tương lai tại Singapore cũng giảm 0,3% xuống còn 98,1 USD/tấn, và các hợp đồng tương lai bằng nhân dân tệ trên sàn Đại Liên cũng sụt nhẹ.
Tác động toàn cầu sẽ ra sao?
Là quốc gia chi phối một nửa nguồn cung thép thế giới, mọi biến động của Trung Quốc đều gây hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Việc Trung Quốc siết sản lượng và giảm xuất khẩu có thể khiến giá thép tại nhiều thị trường tăng trở lại sau giai đoạn lao dốc năm 2023. Ngược lại, nếu Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu để giải phóng lượng hàng tồn kho nội địa, cuộc chiến giá rẻ sẽ lan rộng
-
Chuyện chưa từng có đang xảy ra ở quốc gia sản xuất thép lớn thứ 3 thế giới
Tại quốc gia này, giá thép đang giảm mạnh do cạnh tranh gay gắt giữa các nhà phân phối. Điều đáng ngạc nhiên là giá thép thậm chí còn rẻ hơn nước đóng chai nếu tính theo trọng lượng.
-
Nhìn lại thị trường thép quý 1/2025: Nội địa khởi sắc
Quý 1/2025, ngành thép Việt tăng tốc ở thị trường nội địa nhưng lại hụt hơi ở xuất khẩu. Lý do nằm ở đâu?
-
Áp thuế thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc: Thị trường trong nước phản ứng ra sao?
Việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời từ 15% đến hơn 37% với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đang tạo ra những chuyển động đáng chú ý trên thị trường trong nước. Giá thép bắt đầu nhích lên, trong khi các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản và người dân đứng trước áp lực gia tăng chi phí đầu vào.








-
Tin vui cho doanh nghiệp sản xuất thép cuộn trong nước
Việt Nam được loại trừ khỏi thuế tự vệ tạm thời đối với thép cuộn nhập khẩu vào Nam Phi, do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này dưới 3%. Đây là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng thị phần tại thị...
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước sẽ vui mừng khi biết thông tin này!
Các sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ 6/7/2025 và kéo dài 5 năm. Việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép HRC Trung Quốc được xem là tín hiệu tích cực n...
-
Doanh nghiệp Việt nhập khẩu thép HRC khổ lớn dùng để sản xuất gì?
Thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các mác thép thông dụng, phổ biến (Q235B, Q355B, SAE 1006, SS400, A36…), được dùng sản xuất tôn, ống thép, kết cấu xây dựng, tương tự thép HRC thông thường....