Thép là một trong những vật liệu quan trọng nhất đối với nền kinh tế toàn cầu. Được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ xây dựng, cơ sở hạ tầng cho đến sản xuất và vận tải, thép không chỉ là yếu tố chủ chốt trong việc xây dựng các công trình lớn mà còn là nguyên liệu không thể thiếu trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô, cơ khí và điện tử...
Chính vì vậy, khi giá thép gặp phải những biến động mạnh mẽ, tác động của nó không chỉ ảnh hưởng đến ngành thép mà còn lan rộng ra toàn bộ nền kinh tế.
Giá thép tấm cán nguội 1,6mm của Nhật Bản hiện đang ở mức 141.500 yên/tấn
Nhật Bản - quốc gia sản xuất thép lớn thứ ba thế giới, hiện đang phải đối mặt với một tình huống chưa từng xảy ra: giá thép tại nước này hiện nay đã rẻ hơn cả nước đóng chai. Đây là một điều bất ngờ đối với một quốc gia nổi tiếng với công nghệ sản xuất thép tiên tiến và có nền công nghiệp thép phát triển mạnh mẽ.
Mức giá thép giảm sâu đến mức khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên, khi mà một tấn thép có giá thấp hơn một chai nước khoáng 1 lít.
Giá thép rẻ hơn nước đóng chai
Theo dữ liệu từ Nikkei POS, trong tháng 3/2025, giá trung bình của một chai nước khoáng 1 lít của Công ty Suntory Beverage & Food là 156 yên (tương đương 1,09 USD), tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, giá phân phối đối với thép tấm cán nguội 1,6mm - loại dùng phổ biến trong sản xuất và các ngành công nghiệp tại khu vực Tokyo là khoảng 141.500 yên/tấn. Theo đó, giá trên mỗi kg thép, tương đương trọng lượng với 1 lít nước là khoảng 141,5 yên, tức là rẻ hơn nước gần 15 yên.
Tương tự, thép tấm cán nóng 1,6mm có giá khoảng 117,5 yên/kg. Giá cả 2 loại thép tấm này đều rẻ hơn 4-6% so với năm ngoái.
Theo Nikkei Asia, "thép rẻ hơn nước" là cụm từ được nhắc nhiều trong ngành công nghiệp thép Nhật Bản. Với cơ sở sản xuất lớn, các nhà sản xuất tại Nhật Bản đang cạnh tranh khốc liệt với nhau. Lợi nhuận thấp, doanh số cao đã trở thành thông lệ trong ngành.
Nhật Bản hiện nay là quốc gia sản xuất thép lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Theo số liệu từ World Steel, trong năm 2023, Nhật Bản sản xuất khoảng 83 triệu tấn thép, trong đó khoảng 54 triệu tấn được xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngành thép Nhật Bản từ lâu đã được biết đến với công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất thép tiên tiến và năng lực sản xuất vượt trội. Tuy nhiên, sự sụt giảm mạnh mẽ trong giá thép trong thời gian qua đang khiến ngành công nghiệp này phải đối mặt với nhiều thách thức.
Việc giá thép giảm mạnh, đặc biệt là khi giá thép thấp hơn giá nước đóng chai, đã gây ra những lo ngại về tương lai của ngành thép Nhật Bản, cũng như tác động của nó đối với nền kinh tế.
Nguyên nhân của sự giảm giá bất ngờ
Năm 2020 là năm bước ngoặt khi các nhà sản xuất thép lớn của Nhật Bản bắt đầu triển khai tái cơ cấu. Nippon Steel đã tạm dừng hoặc đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất thép tại nhiều nơi trên khắp cả nước, giảm tổng số lò cao từ 15 xuống còn 10 tính đến tháng 3/2025. Trong khi đó, JFE Steel cũng đã đóng cửa một cơ sở sản xuất lớn vào năm 2023.
Năm 2024, tổng công suất thép thô của Nhật Bản đạt 110 triệu tấn
Theo báo cáo từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, năm 2024, tổng công suất thép thô của Nhật Bản đạt 110 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với năm 2019. Việc các công ty lớn đóng cửa bớt cơ sở sản xuất giúp giảm bớt tình trạng dư thừa sản xuất và hạ nhiệt cuộc chiến giá. Năm 2021, giá thép vẫn cao hơn so với giá nước đóng chai.
Tuy nhiên, hiệu ứng từ các cuộc tái cơ cấu như vậy đã hạ nhiệt và giá thép tại Nhật đã giảm trở lại. Nguyên nhân của tình trạng này là cuộc cạnh tra giá bán giữa các nhà phân phối.
“Vì có ít đơn hàng, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bán với giá thấp”, giám đốc điều hành tại một công ty bán buôn thép ở thành phố Urayasu của tỉnh Chiba cho biết.
Trong ngành xây dựng - thị trường tiêu thụ thép lớn nhất, hoạt động đang chững lại do tình trạng thiếu lao động. Nhu cầu của các ngành như ô tô và sản xuất khác cũng giảm sút. “Nhiều nhà phân phối phải cạnh tranh để giành được một lượng nhỏ đơn hàng”, giám đốc trên cho biết.
Một nhân viên bán hàng tại công ty sản xuất thép cho biết, một số nhà phân phối ký hợp đồng với mức giá thấp hơn giá bán của nhà sản xuất, sau đó lại yêu cầu nhà sản xuất giảm giá.
Sự giảm giá mạnh mẽ của thép tại Nhật Bản đang đặt ra một câu hỏi lớn về tương lai của ngành công nghiệp thép tại quốc gia này.
-
CẬP NHẬT NÓNG: Giá thép, cát xây dựng vào đợt tăng giá mới
Thị trường vật liệu xây dựng tháng 4/2025 ghi nhận đợt tăng giá mới ở nhóm vật liệu chủ chốt như thép và cát xây dựng, trong khi xi măng vẫn giữ giá ổn định. Diễn biến này đang tạo áp lực lên chi phí đầu tư xây dựng và khiến nhiều nhà thầu, chủ đầu tư phải tính toán lại dự toán công trình.
-
Giá thép trong nước ra sao sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế?
Thị trường thép đang nóng dần lên, không chỉ bởi nhu cầu xây dựng hồi phục mà còn vì quyết định quan trọng của Bộ Công Thương: áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
-
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.








-
Nhìn lại thị trường thép quý 1/2025: Nội địa khởi sắc
Quý 1/2025, ngành thép Việt tăng tốc ở thị trường nội địa nhưng lại hụt hơi ở xuất khẩu. Lý do nằm ở đâu?
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam sau tuyên bố nhường sân chơi thép xây dựng cho doanh nghiệp khác
Doanh nghiệp này cho biết thời gian tới sẽ tăng mạnh tỷ trọng thép chất lượng cao như thép làm tanh lốp, bố lốp ô tô, thép dập nguội, thép dự ứng lực, thép lò xo không hợp kim, thép làm cáp cẩu, thép làm đinh vít chính xác; thép phục vụ cho các ngành...
-
Giá thép trong nước ra sao sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế?
Thị trường thép đang nóng dần lên, không chỉ bởi nhu cầu xây dựng hồi phục mà còn vì quyết định quan trọng của Bộ Công Thương: áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc....