Ngày 31/12, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 địa phương nhằm thu nhận thông tin phục vụ cho công tác hoàn thiện Quy hoạch Điện VIII sẽ được trình Thủ tướng phê duyệt trước 28/2/2025.
Đánh giá sự kịp thời của hội nghị trong triển khai các quy hoạch, kế hoạch về năng lượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Diện đề xuất nâng công suất điện gió của tỉnh lên 600 MW trong khi quy hoạch cũ là 400 MW. Ông cho biết những vị trí rất có tiềm năng cho phát triển điện gió và đã được đo đạc, khảo sát.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết, hiện dự án điện LNG với công suất 1500 MW đã khởi động năm 2021 của tỉnh Quảng Ninh đến nay đã hoàn thành, đề nghị Bộ Công Thương sớm ban hành định mức chi phí (Fs).
Nhiều tỉnh đề xuất bổ sung công suất điện tái tạo vào quy hoạch
Tỉnh Kiên Giang cho biết, với hơn 200 km bờ biển, diện tích đất liền lớn so với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dân số gần 2 triệu người, Kiên Giang có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo.
Do đó, Sở Công Thương Kiên Giang đề xuất Bộ Công Thương đưa vào quy hoạch thêm 20 MW điện rác, 1.600 MW điện gió.
Riêng điện mặt trời, Kiên Giang có nhiều diện tích nuôi tôm đã giao cho doanh nghiệp trên dưới 1000 ha đất nuôi tôm, nhưng nếu chỉ nuôi tôm như hiện nay sẽ không phát huy hết hiệu quả dự án. Nhiều doanh nghiệp đang xây dựng dự án để phát triển năng lượng mặt trời khoảng 1.000 MW và họ mong muốn được bổ sung vào quy hoạch điện mặt trời của Kiên Giang.
Đối với tỉnh Lâm Đồng, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết tỉnh có nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo. Theo đó, tỉnh Lâm Đồng đề xuất bổ sung thêm thủy điện tích năng trên lưu vực sông Đồng Nai. Ngoài ra, nhiều diện tích mặt hồ chưa đưa vào quy hoạch, do vậy Lâm Đồng đề xuất bổ sung đưa vào quy hoạch các dự án điện mặt trời trên mặt nước.
Còn đại diện Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên đề nghị Bộ Công Thương xem xét bổ sung thêm công suất điện rác 10 MW và 200 MW điện mặt trời. Hiện Thái Nguyên được phân bổ 52 MW điện mặt trời trong khi địa phương này có khoảng 6.000 diện tích mái khu công nghiệp.
Ngoài ra, các tỉnh Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Thuận, Hải Phòng, Gia Lai, Lạng Sơn… cũng đã đề xuất bổ sung thêm quy mô, công suất một số nguồn điện tái tạo, hỗ trợ nối lưới… dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Liên quan đến điện khí LNG được tỉnh Quảng Ninh đề cập, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết Nghị định hướng dẫn về phát triển nguồn đang được Bộ Công Thương xây dựng và sẽ sớm được ban hành trong thời gian sớm nhất. Nghị định sẽ cho phép được chuyển ngang giá khí và bao tiêu sản lượng điện tối thiểu. Điều này sẽ tháo gỡ kịp thời các dự án điện khí LNG trên cả nước
Liên quan đến vấn đề mở rộng điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp và điện mặt trời mặt hồ, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết, sau khi Nghị định số 135/2024/NĐ-CP của Chính phủ Quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được ban hành, các dự án điện mặt trời áp mái ở các khu công nghiệp phát triển rất mạnh mẽ.
Để có thể mở rộng hơn nữa đối tượng, phạm vi đối với điện mặt trời áp mái trong khu công nghiệp Bộ Công Thương đang xem xét nghiên cứu.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long khẳng định điện mặt trời mặt hồ sẽ được ưu tiên và sẽ được đưa vào quy hoạch. Các địa phương nếu có mặt hồ đặc biệt là mặt hồ thủy điện có sẵn có đường nối lưới sẽ được ưu tiên đưa vào ngay quy hoạch.
Đối với điện rác, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long khẳng định, tinh thần chung sẽ mở ra tối đa, các địa phương có nhu cầu, đề xuất thì Bộ Công Thương sẽ ủng hộ.
-
Thủ tướng yêu cầu cầu gỡ khó cho 154 dự án điện năng lượng tái tạo trước 31/1/2025
Thủ tướng yêu cầu xử lý vướng mắc cho các dự án điện tái tạo từng bị thanh tra trước 31/1/2025 và nghiêm cấm "chạy chọt", tiêu cực, tham nhũng.








-
Đề xuất mới về thẩm quyền quyết định chủ trương xây nhà máy điện hạt nhân
Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng thay vì Quốc hội.
-
Mục tiêu đến 2030: Một nửa tòa nhà công sở và nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)....
-
Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa
Hệ thống gồm 48 tấm pin quang điện, mỗi tấm có công suất 385W, được lắp dọc theo đường ray, với tổng công suất đạt 18kW. Theo kế hoạch, nhà máy điện mặt trời này sẽ sản xuất khoảng 16MWh điện mỗi năm....