Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng cho biết, phát triển các tuyến đường sắt hiện đại, tốc độ cao là một trong những nhiệm vụ chiến lược, được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.
Việt Nam hoan nghênh sự quan tâm và chủ động hợp tác của các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có CCECC, với doanh nghiệp Việt Nam để có đủ khả năng cạnh tranh về công nghệ, chất lượng, giá cả… khi tham gia đầu tư, xây dựng các tuyến đường sắt hiện đại, tốc độ cao tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp xã giao ông Trần Tư Xương, Tổng Giám đốc Công ty Công trình xây dựng Trung Quốc (CCECC), thuộc Tập đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc (CRCC)
Theo Phó Thủ tướng, trong quá trình phát triển hệ thống đường sắt hiện đại, tốc độ cao, Việt Nam mong muốn được chia sẻ các bài học, kinh nghiệm, cách làm của Trung Quốc. Các doanh nghiệp Trung Quốc như CCECC đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam làm chủ, cùng phát triển các công nghệ đường sắt hiện đại.
“Việt Nam không phân biệt giữa doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân việc tham gia đầu tư và phát triển các dự án đường sắt hiện đại, tốc độ cao. Điều quan trọng là năng lực, trình độ công nghệ và khả năng chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam làm chủ, phát triển phù hợp với quy định, thông lệ quốc tế”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng đề nghị CCECC định hướng đầu tư, kinh doanh lâu dài, cùng nhau chia sẻ lợi ích, đóng góp vào sự phát triển hệ sinh thái công nghiệp và xây dựng đường sắt của Việt Nam
Về phía Công ty Công trình xây dựng Trung Quốc (CCECC), ông Trần Tư Xương đã báo cáo một số dự án đường sắt tốc độ cao nổi bật mà doanh nghiệp này đã thực hiện tại Trung Quốc và một số quốc gia khác. Đồng thời bày tỏ sự quan tâm, mong muốn được tham gia vào các dự án đường sắt tốc độ cao ở Việt Nam, tuyến đường sắt kết nối Việt Nam và Trung Quốc.
Lãnh đạo CCECC cam kết khi được lựa chọn tham gia vào các dự án đường sắt hiện đại của Việt Nam sẽ bảo đảm tiêu chuẩn cao, chất lượng tốt, tiến độ đúng hạn.
Hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp Việt Nam trong chia sẻ, chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ trong hệ sinh thái công nghiệp và xây dựng đường sắt của Việt Nam.
-
Tuyến đường sắt hơn 8 tỷ USD nối ba vùng kinh tế trọng điểm sẽ khởi công trong tháng 12
Chính phủ vừa chốt thời điểm khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng trong tháng 12/2025, sau khi ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP để triển khai Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án này.
-
Ngày 14/5, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
-
Thông tin mới về tuyến đường sắt hơn 200.000 tỷ đồng đi qua 9 tỉnh phía Bắc
Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã trực tiếp kiểm tra hiện trường và chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, địa phương liên quan để thúc đẩy tiến độ Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng đoạn qua địa bàn thành phố.








-
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Không bao giờ có chuyện bán dự án đường sắt cho nhà đầu tư nước ngoài
Chiều 18-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Dự án được sự quan tâm của nhiều đại biểu (ĐB), nhất là về sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã giải trình lại ý kiến các ĐB....
-
Nhà máy sản xuất ray đường sắt: Công suất 700.000 tấn/năm, cho ra sản phẩm đầu tiên vào 2027
Dự án sản xuất ray đường sắt được xây dựng trên diện tích hơn 17ha tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Nhà máy này dự kiến thi công trong 20 tháng, với công suất đáp ứng 700.000 tấn/năm....
-
Nhà đầu tư đường sắt không được chuyển nhượng vốn cho nước ngoài
Luật Đường sắt (sửa đổi) yêu cầu nhà đầu tư dự án đường sắt không được chuyển nhượng dự án, vốn, tài sản cho tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức có vốn nước ngoài.