Ngày 25/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp, nghe báo cáo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch Điện VIII.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh VGP
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Quy hoạch Điện VIII để tổ chức đầu tư các dự án nguồn điện, truyền tải, phụ tải, dưới sự chỉ đạo, điều hành, vận hành hệ thống điện của cơ quan quản lý Nhà nước; bảo đảm an toàn an ninh năng lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Do đó, cần "đặt hàng," lựa chọn nhà đầu tư tốt nhất với hiệu quả cao nhất.
Theo Quy hoạch Điện VIII, từ nay đến năm 2030, tổng công suất bổ sung từ các dự án điện khí và điện gió ngoài khơi chiến khoảng 50% tổng công suất cần bổ sung, có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.
Đồng thời, việc phát triển điện khí và điện gió ngoài khơi sẽ giúp Việt Nam thực hiện cam kết trung hòa carbon vào năm 2050.
Về vướng mắc của các dự án liên quan đến thực hiện mục tiêu của Quy hoạch Điện VIII, Phó Thủ tướng yêu cầu xem xét, rà soát toàn bộ trình tự thủ tục đầu tư dự án điện khí, trong đó có những cam kết dài hạn mang tính nguyên tắc của Chính phủ đối với nhà đầu tư.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tập đoàn năng lượng rà soát, đề xuất phương án cắt giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục đầu tư một dự án điện khí.
Căn cứ trên số liệu đánh giá ban đầu về tiềm năng điện gió ngoài khơi, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án thí điểm thăm dò, điều tra, khảo sát tiềm năng điện gió sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, phê duyệt chủ trương, lựa chọn nhà đầu tư, điều kiện cấp phép... cho các dự án điện gió ngoài khơi.
Phó Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương thành lập tổ công tác liên ngành, do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm tổ trưởng, có sự tham gia của lãnh đạo một số bộ để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, sớm triển khai thí điểm một số dự án điện gió ngoài khơi.
-
Do giá trị phần việc của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam tại gói thầu EPCI#1 lên đến 493 triệu USD, cao hơn 35% tổng tài sản, doanh nghiệp này cần phải có sự chấp thuận của đa số cổ đông.
-
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khi phát triển điện khí LNG, điện gió ngoài khơi
Trong bối cảnh việc các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi gặp khó, các doanh nghiệp đề xuất cơ chế đặc thù để tháo gỡ.
-
Dự án khí điện Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án khí điện nội địa bao gồm dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B - Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn 1, 2, 3, 4 ở hạ nguồn, với quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD.








-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí có gì đáng chú ý?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2025/NĐ-CP trong đó quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên.
-
Đề xuất mới về thẩm quyền quyết định chủ trương xây nhà máy điện hạt nhân
Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng thay vì Quốc hội.
-
Mục tiêu đến 2030: Một nửa tòa nhà công sở và nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)....