Ngày 14/5, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 590/QĐ-BXD phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quy hoạch, hệ thống cảng biển Sóc Trăng sẽ bao gồm các khu bến chính như Kế Sách, Đại Ngãi, Trần Đề và các bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải và khu tránh, trú bão.
Mục tiêu đến năm 2030, sản lượng hàng hóa thông qua cảng ước đạt từ 31 - 41 triệu tấn, trong đó hàng container từ 0,97 - 1,36 triệu TEU; lượng khách trên 520.000 lượt.
Hạ tầng kỹ thuật cũng sẽ được phát triển đồng bộ với 6 bến cảng, gồm 16 - 18 cầu cảng, tổng chiều dài từ gần 2.700m đến hơn 3.400m. Phạm vi vùng đất và vùng nước cảng được xác định rõ ràng, phù hợp với nhu cầu phát triển giao thương và khai thác vận tải biển.
Tầm nhìn đến năm 2050, tốc độ tăng trưởng hàng hóa dự kiến duy trì ở mức 5,5 - 6,1% mỗi năm; lưu lượng hành khách sẽ tăng khoảng 1,1 - 1,25%/năm. Đặc biệt, quy hoạch hướng đến việc tiếp tục phát triển các bến cảng mới, hình thành cảng cửa ngõ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Phối cảnh bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề trong quy hoạch hệ thống cảng biển Sóc Trăng
Trong các cảng biển Sóc Trăng theo quy hoạch, bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề quy hoạch hàng hóa thông qua từ 24,6 - 32,5 triệu tấn, có 1 bến cảng gồm từ 2 - 4 cầu cảng với tổng chiều dài từ 800m đến 1.600m, chưa bao gồm cầu cảng chuyển tiếp phía bờ tại cửa Trần Đề.
Cụ thể, gồm bến cảng phục vụ Khu công nghiệp Trần Đề, có 2 cầu cảng tổng hợp, hàng rời với tổng chiều dài 260m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 2.000 tấn, cỡ sà lan, phương tiện thủy trọng tải đến 5.000 tấn phù hợp với tĩnh không công trình vượt sông, đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa từ 1 - 1,1 triệu tấn.
Bến cảng Superdong Trần Đề - Sóc Trăng có 2 cầu cảng hành khách với tổng chiều dài 83m, tiếp nhận tàu cao tốc trọng tải 200 tấn.
Đặc biệt là cảng ngoài khơi cửa Trần Đề, được quy hoạch từ 2 - 4 cầu cảng tổng hợp, container, hàng rời với tổng chiều dài trọng tải đến từ 800m đến 1.600m, tiếp nhận tàu tổng hợp, container trọng tải đến 100.000 tấn, tàu hàng rời trọng tải đến 160.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa từ 24,6 - 32,5 triệu tấn.
Ngoài ra, còn đầu tư các cầu cảng tiếp chuyển phía bờ tại Trần Đề có quy mô và tiến trình đầu tư phù hợp với quy mô đầu tư bến cảng ngoài khơi theo quy hoạch, nhằm hỗ trợ hoạt động khai thác cảng.
Tổng nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030 là khoảng 1.331ha, chưa tính đến diện tích cho các khu công nghiệp và trung tâm logistics gắn liền với cảng. Về mặt nước, quy hoạch dự kiến sử dụng hơn 148.000ha đã bao gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải.
Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2030 được ước tính khoảng 61.513 tỷ đồng. Trong đó, hơn 19.600 tỷ đồng dành cho hạ tầng hàng hải công cộng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 41.906 tỷ đồng.
Theo quyết định của Bộ Xây dựng, các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư bao gồm: Hạ tầng bến cảng ngoài khơi Trần Đề (luồng tàu, đê chắn sóng, cầu vượt biển), khu neo đậu tránh trú bão, đài thông tin duyên hải, hệ thống giám sát hàng hải VTS…
Ngoài ra, Sóc Trăng cũng sẽ đầu tư bến cảng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, kêu gọi đầu tư các bến cảng tại khu bến ngoài khơi Trần Đề.
-
Sóc Trăng họp bàn tìm phương án khai thác cát biển san lấp 4.000ha khu hậu cần “siêu cảng” Trần Đề
Quy hoạch cảng biển nước sâu Trần Đề có diện tích mặt bằng cảng hơn 411ha, trong đó cầu cảng dài 5.300m tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container tới 160.000 DWT, hệ thống kè chắn sóng dài 8.800m và cầu vượt biển dài 17,8km, rộng 28m. Đây sẽ là cảng biển đặc biệt, nằm ở vị trí cửa ngõ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Trần Đề là cảng biển đặc biệt, cửa ngõ vùng đồng bằng sông Cửu Long
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch cụ thể để kêu gọi đầu tư cảng biển Trần Đề. Đây sẽ là cảng biển đặc biệt, cửa ngõ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
-
Sau siêu cảng 50.000 tỉ đồng, Sóc Trăng sẽ có thêm sân bay, khu kinh tế ven biển Trần Đề 40.000ha
Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt đề cập đến việc nghiên cứu phát triển sân bay chuyên dùng có tiềm năng tại Trần Đề để phục vụ nhu cầu bay cá nhân, du lịch.
-
“Siêu cảng” Trần Đề 50.000 tỉ sẽ giúp Đồng bằng sông Cửu Long thoát nghèo?
Phát biểu tại Hội thảo về đầu tư cảng biển Trần Đề, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh: "Không có cảng này thì ĐBSCL sẽ mãi nghèo”.
-
Ngay gần bờ biển Sóc Trăng có “kho báu” trữ lượng hàng trăm triệu tấn, tỉnh này sẽ lập trung tâm quản lý khai thác
Tỉnh Sóc Trăng có nguồn tài nguyên khoáng sản cát biển dồi dào, dự kiến ban đầu khai thác khoảng 150 triệu m3 phục vụ san lấp cho các công trình trọng điểm và hạ tầng cảng biển Trần Đề. Tình này đã quy hoạch 4.000ha, trong đó có 1.000ha làm khu dịch ...
-
Một tỉnh miền Tây gấp rút khai thác cát sông cho cao tốc, tính cả phương án chưa từng có
Tỉnh Sóc Trăng đang khẩn trương khai thác cát sông, đồng thời triển khai các thủ tục để sử dụng cát biển cho cao tốc đoạn qua tỉnh này.
-
Sóc Trăng họp bàn tìm phương án khai thác cát biển san lấp 4.000ha khu hậu cần “siêu cảng” Trần Đề
Quy hoạch cảng biển nước sâu Trần Đề có diện tích mặt bằng cảng hơn 411ha, trong đó cầu cảng dài 5.300m tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container tới 160.000 DWT, hệ thống kè chắn sóng dài 8.800m và cầu vượt biển dài 17,8km, rộng 28m. Đây sẽ là cảng biển...