Theo Colliers Việt Nam, Chính phủ các nước trong khu vực đang nỗ lực ban hành những chính sách mới để thu hút đầu tư, đồng thời tăng chi tiêu cho các giải pháp hạ tầng mới. Chính động lực này thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.
Dù lãi suất cho vay đang tăng cao và giá cả tăng vọt, nhưng vẫn có cơ hội đầu tư ở nhiều phân khúc. Ảnh minh họa
Các loại hình bất động sản hưởng lợi từ yếu tố tiếp giáp cơ sở hạ tầng như giao thông, giáo dục, trung tâm chăm sóc sức khỏe và trung tâm dữ liệu tiếp tục cho thấy mức lợi nhuận tương đối cao với các nhà đầu tư nhắm đến nhóm tài sản đón đầu tương lai.
Trong đó, các thành phố cửa ngõ có lưu lượng hoạt động hàng không, du lịch, cảng biển và công nghiệp cao nhất đang thu hút ngày càng nhiều người đến, góp phần thúc đẩy đầu tư vào bất động sản ở, bán lẻ và logistics.
Bán lẻ, văn phòng hưởng lợi
Tại thị trường Việt Nam, tỷ lệ trống tại hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội ở mức thấp và nhu cầu thuê văn phòng, đặc biệt là văn phòng hạng A tiếp tục tăng.
Bà Nhung Vũ, Phó giám đốc Dịch vụ văn phòng tại Colliers Việt Nam, cho biết cơ hội đầu tư đang rộng mở, không chỉ ở các khu vực trung tâm (CBD) mà cả các khu đô thị mới.
Ở lĩnh vực bất động sản bán lẻ, khi quỹ đất ở khu vực trung tâm TP.HCM và Hà Nội ngày càng khan hiếm, xu hướng phát triển bán lẻ sẽ mở rộng ra các quận ngoại thành cùng với sự hình thành các khu đô thị mới.
Ngoài ra, những nhà phát triển bán lẻ quốc tế có nhiều năm kinh nghiệm tại Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội đầu tư, đặc biệt là quỹ đất lớn để phát triển các trung tâm thương mại mới.
Trong làn sóng đầu tư này, các tỉnh như Tây Ninh, Long An, Cần Thơ hay Đà Nẵng, Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Ninh và Hải Phòng được dự báo sẽ là điểm đến tiếp theo cho các dự án bất động sản bán lẻ trong thời gian tới.
Khách sạn hồi phục mạnh mẽ
Trong khi đó, lĩnh vực khách sạn là ngành hồi phục mạnh mẽ nhất sau khi Chính phủ mở cửa đón khách du lịch ngày 15/3. Tính đến 30/8, Việt Nam ghi nhận hơn 1,44 triệu lượt khách quốc tế. Colliers dự báo lượng khách quốc tế sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023 và đạt mức phục hồi hoàn toàn vào năm 2024.
“Hai năm đại dịch vừa qua, định giá các tài sản khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam có thể thấp đi phần nào, làm giảm dòng tiền chiết khấu. Điều này cộng với triển vọng tích cực của Việt Nam và khu vực mở ra cơ hội để các nhà đầu tư mua tài sản khách sạn và khu nghỉ dưỡng”, ông Morgan Ulaganathan, Giám đốc dịch vụ tài sản và tư vấn du lịch của Colliers Việt Nam, nhận định.
Lĩnh vực khách sạn là ngành hồi phục mạnh mẽ nhất sau khi Chính phủ mở cửa đón khách du lịch ngày 15/3. Ảnh minh họa
Dù các nhà đầu tư toàn cầu đang dịch chuyển vốn sang bất động sản, nhưng do sự gia tăng biến động của thị trường tài chính thế giới trong quý 3/2022, các nhà đầu tư nước ngoài chọn cách tiếp cận thận trọng hơn với các khoản đầu tư mới với tầm nhìn dài hạn.
Bất động sản công nghiệp, trung tâm logistics tiềm năng lớn
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường hứa hẹn nhất trong khu vực nhờ triển vọng phát triển lâu dài và tiềm năng lớn để trở thành trung tâm logistics kết nối với các nước ASEAN.
Theo ông Jax Cho, Giám đốc thị trường vốn và dịch vụ đầu tư tại Colliers Việt Nam, các khu vực ngoại thành và miền Trung Việt Nam, với lợi thế giá đất còn cạnh tranh và giá nhân công hợp lý, có thể là những điểm đến hấp dẫn đầu tư trong thời gian tới.
Trên thực tế, Việt Nam đã thu hút dòng vốn khá lớn của các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào phân khúc bất động sản công nghiệp. Tại miền Bắc, một số thương vụ lớn đáng kể đến từ đầu năm đến nay là Trinar Solar (275triệu USD), Autel Robotics (90 triệu USD) và Thép Việt Ý (80 triệu USD). Những khoản đầu tư này tập trung chủ yếu ở Thái Nguyên và Hải Phòng.
Trong khi đó, ở phía Nam có dự án đầu tư của LEGO (1,3 tỉ USD) tại VSIP III Bình Dương. Hai dự án lớn tiếp theo là nhà máy của Libra International Investment Pte và Coca Cola với giá trị lần lượt là 210 triệu USD tại Tây Ninh và 135 triệu USD tại Long An.
Ông John Campbell, Trưởng bộ phận dịch vụ công nghiệp Savills Việt Nam đánh giá, so với các thị trường khác tại châu Á và Đông Nam Á, lợi nhuận và sản lượng hiện nay ở Việt Nam là một trong những điểm thu hút các nhà đầu tư nhất.
Chẳng hạn như đối với khu công nghiệp đang hoạt động, 6 thương vụ bán và cho thuê lại gần nhất đã được thực hiện với lợi suất và lợi nhuận là 8-11%. Điều đó cho thấy việc đầu tư vào các khu công nghiệp tại Việt Nam đang mang ghi nhận nguồn lợi nhuận khá tốt.
Dù vậy, việc phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam vẫn còn một số thách thức như chi phí đền bù và giá đất tăng lên rất cao, điều này tạo nên áp lực lớn đối với các chủ đầu tư. Cùng với đó, trình độ lao động và cơ sở hạ tầng vẫn chưa được cải thiện.
-
Thị trường khó đoán định, nhà đâu tư bỏ tiền vào ngân hàng đón lãi suất
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang “tranh sáng, tranh tối”, nhiều nhà đầu tư quyết định giữ tiền để có thêm thời gian quan sát. Động thái tăng lãi suất huy động của ngân hàng càng khiến cho phương án này được nhiều người lựa chọn.
-
VPBankS: Dòng vốn FDI tiếp tục dẫn dắt bất động sản khu công nghiệp trong năm 2025
VPBankS Research cho rằng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn sẽ là trọng tâm thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2025-2026, do lợi thế về vị trí địa lý và cạnh tranh lớn về chi phí hoạt động so với các quốc gia trong khu vực....
-
Đàm phán với nhiều khách lớn, mảng cho thuê đất khu công nghiệp của IDICO được dự báo sẽ tạo ra dòng tiền khoảng 4.900 tỷ giai đoạn 2024 - 2026
Công ty Chứng khoán Vietcap vừa đưa ra dự báo Tổng Công ty IDICO - CTCP (mã chứng khoán: IDC) sẽ ghi nhận 8.984 tỷ đồng doanh thu và 2.418 tỷ đồng lợi nhuận sau thuê trong cả năm 2024, lần lượt tăng 24% và 45% so với năm 2023....
-
Phát triển KCN xanh, bền vững-Bảo đảm lợi nhuận lâu dài, giảm thiểu rủi ro môi trường và xã hội
(Chinhphu.vn) - Phát triển các Khu công nghiệp thông minh và bền vững chính là hành động để hướng đến mục tiêu Net-zero Carbon thông qua các hoạt động nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tiêu thụ năng lượng và phát triển các không gian xanh của Khu công...