Nhóm bất động sản khu công nghiệp có sự phân hóa nhưng nhìn chung vẫn tích cực.
Chứng khoán MB (MBS) dự báo quý 4/2024 các doanh nghiệp bất động sản dân cư sẽ có sự tăng trưởng mạnh, một phần đến từ mức nền thấp cùng kỳ, một phần đến từ khả năng bàn giao tại các dự án lớn.
Các doanh nghiệp bất động sản phía Bắc như Vinhomes sẽ có thể ghi nhận lợi nhuận cao từ việc bàn giao các đại dự án như Royal Island, Ocean Park 2&3 trong khi các doanh nghiệp bất động sản phía Nam sẽ ghi nhận lợi nhuận từ việc bàn giao tại một số dự án nổi bật như Privia (KDH), Akari (NLG), Gem Sky World (DXG).
Với nhóm bất động sản khu công nghiệp, theo MBS, kết quả kinh doanh trong quý 4/2024 cho thấy có sự phân hóa nhưng nhìn chung vẫn tích cực.
Đối với SZC, lợi nhuận ròng có thể tăng 71% so với cùng kỳ trong quý cuối năm nhờ bàn giao đất cho khách hàng đã ký thuê từ đầu năm.
Đối với IDC và BCM, lãi ròng có thể giảm từ mức nền cao của cùng kỳ năm ngoái, lần lượt giảm 69% và 49% so với cùng kỳ.
Còn với KBC, kết quả quý 4/2024 có thể tăng trưởng đột biến trên mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái nhưng, nhìn chung cả năm, kết quả kinh doanh gây thất vọng do tiến độ bàn giao đất chậm, các dự án trọng điểm chưa hoàn thiện pháp lý như kế hoạch công ty đặt ra.
Dự báo về phân khúc này trong năm 2025, TS. Nguyễn Minh Phong, cho rằng bất động sản công nghiệp và hậu cần năm 2024 và năm 2025 tiếp tục là điểm sáng của thị trường, là tâm điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, dẫn đầu về số lượng giao dịch trong năm 2024 và có thể của cả năm 2025, gắn với nhu cầu thuê cao, nguồn cung tăng trưởng ổn định từ nhiều dự án khu công nghiệp được phê duyệt và triển khai trên cả nước và giá thuê tăng trung bình 2-5% mỗi quý năm 2024 tại các thị trường trọng điểm, đi kèm tỷ lệ lấp đầy cao.
Lực đẩy chính của xu hướng này đến từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành sản xuất, đặc biệt là xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.
Tính đến hết tháng 11/2024, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt khoảng 31,38 tỷ USD, chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, song cần lưu ý là năm 2023 FDI vào Việt nam tăng tới trên 36% so với năm 2022. Niềm tin thị trường của các doanh nghiệp FDI được củng cố qua con số tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức kỷ lục mới trong giai đoạn 2019-2024. Đây cũng chính là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam đạt được mức giải ngân FDI trên 20 tỷ USD.
Đặc biệt, trong 11 tháng, vốn FDI đăng ký vào ngành kinh doanh bất động sản tăng đến 89,1% so với cùng kỳ, đạt khoảng 5,63 tỷ USD.
Đến nay, Việt Nam lọt vào nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI (với lũy kế đến nay có hơn 40,8 nghìn dự án đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký khoảng 487 tỷ USD). Việt Nam đang từng bước trở thành một trung tâm sản xuất, nằm trong chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu của nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Intel, Apple, GE, Foxconn…. Theo khảo sát của JETRO (Nhật Bản), trong hai năm 2024-2025 hơn 60% công ty Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh Việt Nam do coi Việt Nam là điểm phát triển kinh doanh hấp dẫn nhất trong ASEAN.
Hơn nữa, không chỉ có riêng sản xuất điện tử mà ngay cả các lĩnh vực giá trị công thêm cao cũng thu hút sự quan tâm từ các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới. Minh chứng là Google dự định mở văn phòng ở Việt Nam vào tháng 4/2025 và Nvidia mở trung tâm tâm R&D để phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.
“Việt Nam với nhiều lợi thế cạnh tranh như vị trí địa lý thuận lợi, môi trường đầu tư ổn định và chi phí sản xuất hấp dẫn, các điều kiện chính sách, môi trường đầu tư, dân số hay đô thị hóa tại Việt Nam, cầu vượt cung ở hầu hết các phân khúc chủ đạo như công nghiệp và hậu cần (I&L), nhà ở, văn phòng và bán lẻ… sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư và doanh nghiệp trên toàn cầu. Những nỗ lực cải thiện khung pháp lý bất động sản và phát triển hạ tầng đang góp phần giúp thị trường ngày càng hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư quốc tế.
Vì vậy, thị trường bất động sản khu công nghiệp sẽ là điểm sáng, mở ra cơ hội đầu tư lớn và tiềm năng sinh lời cao cho đầu tư bất động sản đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân, các khu vực dịch vụ hỗ trợ và thương mại tại các khu vực này”, ông Phong cho hay.
-
Lý do khiến nhà đầu tư ngoại tăng cường rót vốn vào bất động sản công nghiệp Việt Nam
Nhờ chính sách phát triển hạ tầng trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành và các luật mới năm 2024, thủ tục pháp lý được đơn giản hóa giúp tăng nguồn cung bất động sản công nghiệp, tạo cơ hội lớn cho nhà đầu tư nước ngoài.
-
BW Industrial xem kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Việt Nam là một lựa chọn tiềm năng.
-
Thị trường sẽ khởi sắc rõ rệt từ quý 2/2025
Theo TS. Nguyễn Minh Phong, thị trường sẽ khởi sắc rõ rệt từ quý 2/2025 và đầu năm 2026 là khởi đầu mới giai đoạn ổn định của ngành bất động sản, trong đó sẽ có sự trở lại, hoặc xuất hiện của nhiều loại hình đa dạng....
-
Lệ phí trước bạ đối với chuyển quyền sử dụng đất 2025 được tính theo giá nào?
Từ ngày 01/8/2024, Luật Đất đai 2024 bắt đầu có hiệu lực thi hành. Vậy lệ phí trước bạ đối với chuyển quyền sử dụng đất hiện nay và năm 2025 được tính theo bảng giá đất hay theo giá ghi tại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất? (bạn đọc Kim Thắm)...
-
Căn hộ bình dân “vắng bóng”, xu hướng thuê nhà ngày càng tăng cao
Trong bối cảnh nguồn cung căn hộ khan hiếm, giá căn hộ lại neo cao, người dân đã bắt đầu chuyển sang xu hướng thuê nhà, đặc biệt tại các dự án có đủ tiện ích để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống mà vẫn đảm bảo khả năng tài chính....