Từ chiếc phích cắm điện đến đế chế công nghệ
Panasonic tiền thân là Công ty Matsushita, được thành lập từ năm 1918 tại Nhật Bản. Sản phẩm đầu tiên của công ty lúc đó là "phích cắm điện".
Công ty thành lập ngay thời điểm ngành điện ở Nhật Bản bắt đầu phát triển, hầu hết các gia đình ở Nhật thời kì này đều đã sử dụng điện. Tuy nhiên, ổ cắm điện trên tường chưa phổ biến, nguồn điện duy nhất vào nhà là từ đường dây bóng đèn trên trần, rất khó sử dụng bất kỳ sản phẩm điện nào khác cùng lúc.
Sản phẩm đầu tiên của Panasonic tung ra vào năm 1918 là "phích cắm đính kèm"
Với mong muốn khắc phục sự hạn chế này, người sáng lập Panasonic là ông Konosuke Matsushita đã nghĩ ra một thiết bị đầu nối, tái sử dụng ổ cắm của bóng đèn cũ để tiết kiệm chi phí. Sản phẩm vừa tiện dụng, vừa rẻ đã được người tiêu dùng nước này đón nhận.
Hai năm sau, phích cắm đôi ra đời, biến một ổ cắm bóng đèn đơn thành 2 nguồn điện. Thiết bị này giúp giải quyết được vấn đề về phích cắm hai chấu có thể cắm vào các ổ cắm trên tường được bố trí ở những nơi thuận tiện trong ngôi nhà.
Theo đó, hai thiết bị này chính là nền tảng của Panasonic và cho đến ngày nay vẫn là trụ cột kinh doanh chính của hãng này với khoảng 100.000 sản phẩm được bán mỗi năm.
Các sản phẩm ổ cắm điện của Panasonic
Từ sản phẩm ban đầu có phần thô sơ, theo thời gian, Panasonic đã cải tiến ổ cắm điện với đa dạng các kiểu dáng, công năng.
Đặc biệt, từ những năm 1950, khi Panasonic bắt đầu sản xuất và kinh doanh thiết bị gia dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện… đã kéo theo nhu cầu về các thiết bị nối dây chất lượng cao, khiến Panasonic không ngừng cải tiến công nghệ để đáp ứng.
Khi thiết bị điện tử tiêu dùng gia tăng, Panasonic đã phát triển thiết bị nối dây cho phép người dùng gắn tối đa 3 công tắc và ổ cắm vào mỗi hộp. Kể từ năm 1975 trở đi, nhiều loại công tắc, cầu dao hiệu suất cao đã được phát triển.
Các sản phẩm được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam được trưng bày trong nhà máy Tsu
Hiện nay, bên cạnh các thiết bị nối dây truyền thống, Panasonic đã bổ sung công nghệ tiên tiến như vật liệu chống cháy, công tắc cảm biến, bộ hẹn giờ vào các thiết bị nối dây hiệu suất cao của mình.
Nhà máy Tsu có công suất 80 triệu sản phẩm/năm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Panasonic Electric Works
Sau hơn 100 năm thành lập, Panasonic đang có khoảng 274.000 nhân viên trên toàn cầu. Hiện tại, nhà máy Tsu tại tỉnh Mie, miền nam Nhật Bản với diện tích hơn 100.000 m2, công suất 80 triệu sản phẩm/năm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Panasonic Electric Works.
Nhà máy Tsu không chỉ là nơi sản xuất các thiết bị công tắc, ổ cắm mà đây còn là nơi lưu giữ lịch sử văn hóa phát triển của một trong những tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới.
Đẩy mạnh mở rộng sản xuất tại Việt Nam
Panasonic Electric Works hiện chiếm hơn 80% thị phần tại Nhật Bản và đứng thứ hai thế giới trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị nối dây.
Panasonic sẽ tăng tốc mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Panasonic hiện diện từ những năm 1950 thông qua đối tác Esaco phân phối các sản phẩm mang thương hiệu National. Năm 1971, Panasonic chính thức thành lập Công ty Vietnam National tại TP. HCM.
Lãnh đạo Panasonic Electric Works cho biết, Việt Nam sẽ có thêm nhà máy mới chuyên sản xuất thiết bị nối dây tại Bình Dương, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2024.
Nhà máy chuyên sản xuất các thiết bị chất lượng không khí trong nhà đầu tiên của Panasonic tại thị trường Việt Nam
Theo phía Nhật Bản, công ty cũng tối ưu hóa dây chuyền sản xuất bằng cách tích hợp với giải pháp từ nhà máy Tsu, với công nghệ sản xuất hiện đại từ chế tạo khuôn mẫu, lắp ráp theo quy trình khép kín, hướng đến mục tiêu 2029 sản xuất 150 triệu thiết bị/năm, gấp khoảng 1,8 lần công suất hiện tại. Trong đó, mảng chiếu sáng được xác định là lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng phát triển cao trong tương lai.
Đồng thời, Panasonic Electric Works sẽ thành lập trung tâm kỹ thuật tại Việt Nam, chuyên thiết kế sản phẩm chiếu sáng cho môi trường chiếu sáng. Công ty đặt mục tiêu không chỉ bán sản phẩm mà còn cung cấp các giải pháp chiếu sáng cho các cơ sở hạ tầng và trung tâm thể thao.
-
Bất động sản công nghiệp liên tiếp lập cú hích khi Panasonic chuyển nhà máy về Việt Nam
CafeLand - Panasonic sẽ đóng cửa một nhà máy sản xuất thiết bị lớn tại Bangkok (Thái Lan) và hợp nhất sản xuất sang nhà máy lớn hơn tại Việt Nam để đạt hiệu quả cao hơn.
-
Tổng hợp các loại vật liệu mới được ra mắt trong năm 2023
Kính siêu trắng, đá nung kết hay gạch porcelain khổ lớn là những loại vật liệu mới được trình làng trong năm 2023, hứa hẹn đem lại bộ mặt mới cho ngành xây dựng.
-
Quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm sử dụng đá nhân tạo
Australia là quốc gia đầu tiên trên thế giới sẽ cấm hoàn toàn đá nhân tạo nhằm bảo vệ người lao động trước nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng về phổi. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
-
Khai mạc triển lãm xây dựng chuyên ngành thông minh Việt Nam 2023 tại Bình Dương
Triển lãm xây dựng chuyên ngành thông minh Việt Nam 2023 - Smart Build Vietnam 2023 do Hiệp hội Xây dựng tỉnh Bình Dương phối hợp với Tổng Công ty Becamex IDC tổ chức quy tụ 80 gian hàng của hơn 50 doanh nghiệp trong và quốc tế tham gia trưng bày, gi...