Theo đó, dây chuyền sản xuất của Panasonic tại Thái Lan sẽ ngừng sản xuất máy giặt vào tháng 9/2020 và tủ lạnh vào tháng 10/2020. Bản thân nhà máy, sẽ đóng cửa toàn bộ vào tháng 3/2021, trung tâm nghiên cứu và phát triển của nhà máy cũng sẽ bị đóng cửa.
Có khoảng 800 nhân viên hiện đang làm việc tại nhà máy ở Bangkok sẽ được cho nghỉ việc. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng sẽ được hỗ trợ vào một vị trí khác trong doanh nghiệp.
Việc chuyển nhà máy đến Việt Nam, Panasonic sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. Nhà máy của Panasonic Việt Nam, đặt tại Hà Nội, hiện là trung tâm sản xuất tủ lạnh và máy giặt lớn nhất Đông Nam Á.
Động thái này đang phản ánh cho một kỷ nguyên mới trong ngành sản xuất khu vực Đông Nam Á. Bắt đầu từ những năm 1970, các nhà sản xuất thiết bị điện tử tại Nhật Bản đã chuyển sản xuất trong nước sang Singapore và Malaysia khi mà đồng yên tăng nhanh, bởi chính sách thả nổi tỷ giá hối đoái lần đầu tiên được áp dụng và làm tổn hại đến sức cạnh tranh về giá của hàng Nhật.
Sau đó, hoạt động sản xuất được chuyển sang Thái Lan, vì tiền lương tại Singapore đã trở nên quá đắt đỏ. Giờ đây, doanh nghiệp đang tìm kiếm địa điểm rẻ hơn, trong khi đó cũng hy vọng rằng sẽ khai thác được nhu cầu tiềm năng lớn về tủ lạnh, máy giặt và lò vi sóng ở các quốc gia đông dân của Đông Nam Á như: Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Panasonic đã bắt đầu sản xuất các thiết bị gia dụng tại Thái Lan từ những năm 1979. Panasonic hiện đang sử dụng khoảng 8.000 người lao động tại Việt Nam. Ngoài các thiết bị lớn, Panasonic còn sản xuất các sản phẩm như: tivi, điện thoại, thiết bị đầu cuối thanh toán và thiết bị công nghiệp.
Panasonic đang trong quá trình tái cấu trúc, với mục tiêu cắt giảm chi phí khoảng 100 tỉ yên (930 triệu USD) vào năm 2022. Panasonic cũng đang cân nhắc tiếp tục điều chỉnh hoạt động sản xuất thiết bị của mình.
Từ những tháng cuối năm 2019, Panasonic đã có những động thái mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Cụ thể, vào ngày 10/10/2019, Panasonic Life Solutions Việt Nam, thuộc nhóm các công ty Panasonic tại Việt Nam đã tiến hành khởi công xây dựng nhà máy mới tại Bình Dương. Nhà máy mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2021, trong lần mở rộng này sẽ sản xuất quạt trần và quạt thông gió. Tiếp đến, ngày 31/10/2019, Panasonic Air-Conditioning Việt Nam, cũng trực thuộc nhóm các công ty Panasonic tại Việt Nam tổ chức lễ khai trương Trung tâm đào tạo Panasonic Air-Conditioning đầu tiên tại Hà Nội. Trung tâm là nơi đối tác và doanh nghiệp được trực quan trải nghiệm các sản phẩm và công nghệ điều hòa không khí của Panasonic. |
-
Bất động sản công nghiệp Việt Nam chờ cú hích từ Apple
CafeLand – Thị trường bất động sản tại các khu công nghiệp (KCN) được đánh giá còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhất là khi có thông tin nhiều “ông lớn” công nghệ đang chuẩn bị chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam, trong đó có hãng Apple.
-
Kinh tế Việt Nam năm 2024: Nhiều điểm sáng ấn tượng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 2024 ghi nhận nhiều điểm sáng ấn tượng với tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 786 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng ...
-
Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024
Năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt gần 428.000 tỷ đồng, đạt 114,13% dự toán, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
-
Năm 2024, thương mại Viêt Nam - Indonesia tăng trưởng nhanh, hướng đến mục tiêu 18 tỷ USD
Năm 2024 đã khép lại với nhiều điểm sáng tích cực trong quan hệ thương mại Việt Nam-Indonesia với giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu song phương tiếp tuc tăng trưởng nhanh, hướng gần đạt mục tiêu kim ngạch song phương 18 tỷ USD vào năm 2028, theo Thươn...