OCB thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2025 bằng hình thức phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu
Theo nghị quyết được thông qua, OCB dự kiến sẽ phát hành gần 197,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ 8% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 8 cổ phiếu). Nguồn vốn thực hiện sẽ được trích từ lợi nhuận chưa phân phối, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và các quỹ khác, căn cứ theo báo cáo tài chính riêng và hợp nhất kiểm toán tại ngày 31/12/2024.
Với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị phát hành theo mệnh giá đạt gần 1.973 tỷ đồng. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của OCB sẽ tăng từ 24.658 tỷ đồng lên hơn 26.630 tỷ đồng, đưa ngân hàng tiến sát top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
OCB cho biết, phần vốn điều lệ tăng thêm sẽ được phân bổ để phục vụ mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư công nghệ và nâng cấp cơ sở vật chất. Cụ thể: 1.258 tỷ đồng được dành cho hoạt động kinh doanh, cho vay và đầu tư; 714 tỷ đồng dùng để mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất, trong đó; 171 tỷ đồng đầu tư công nghệ thông tin; 464 tỷ đồng nâng cấp tài sản, xây dựng cơ bản; 79 tỷ đồng trang bị tài sản cố định và công cụ lao động.
Theo kế hoạch đã được công bố, OCB đặt mục tiêu đến cuối năm 2025: Tổng tài sản đạt 316.779 tỷ đồng (tăng 13%); Huy động thị trường 1 đạt 218.842 tỷ đồng (tăng 14%); Tổng dư nợ thị trường 1 đạt 208.472 tỷ đồng (tăng 16%); Lợi nhuận trước thuế kỳ vọng đạt 5.338 tỷ đồng (tăng tới 33% so với năm 2024); Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 3%.
Mặc dù đặt kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong năm 2025, kết quả kinh doanh quý 1/2025 của OCB lại ghi nhận xu hướng giảm. Lợi nhuận trước thuế đạt 893 tỷ đồng, giảm 26,5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế còn lại 712 tỷ đồng, giảm 25,3%.
Tổng tài sản tính đến cuối tháng 3 đạt 289.067 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 175.136 tỷ đồng (tăng 2,5%), trong khi dự phòng rủi ro tín dụng giảm 6%, xuống còn 2.397 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nợ xấu đang là điểm nóng: số dư nợ xấu tăng gần 27%, chạm mốc 6.851 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 3,17% lên 3,91% – vượt ngưỡng kiểm soát mục tiêu đề ra cho cả năm.
-
Hai ái nữ Chủ tịch OCB tiếp tục đăng ký bán 18 triệu cổ phiếu
Sau đợt thoái vốn lớn hồi tháng 3, hai con gái của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) – ông Trịnh Văn Tuấn – tiếp tục đăng ký bán tổng cộng 18 triệu cổ phiếu OCB, dự kiến thực hiện trong khoảng thời gian từ 28/4 đến 27/5.
-
Chủ tịch OCB nói cổ phiếu của ngân hàng đang bị định giá thấp
Trong buổi Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên vừa diễn ra ngày 22/4, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), đã chia sẻ rằng cổ phiếu của ngân hàng hiện đang bị định giá thấp so với các ngân hàng cùng ngành.
-
Kết luận thanh tra OCB Quận 4: Yêu cầu đánh giá lại mối quan hệ của 4 khách hàng vay vốn lớn
Chánh Thanh tra, Giám sát Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2 vừa ban hành Kết luận thanh tra (KLTT) số 02/KL-TTRA đối với Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) - Chi nhánh Quận 4.







-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm làm Quyền Tổng Giám đốc, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm làm Phó Chủ tịch Sacombank
Ngày 22/5, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính thức công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nhung giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc, có hiệu lực từ ngày 27/5. Quyết định do ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank,...
-
Quỹ đầu tư Malaysia bất ngờ góp mặt trong danh sách cổ đông lớn của ACB
Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) vừa công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, cập nhật đến ngày 21/5, với một cái tên đáng chú ý đến từ Malaysia – Employees Provident Fund Board (EPF)....
-
Những biến động đáng chú ý tại Sacombank sau gần 10 năm tái cơ cấu
Gần một thập kỷ sau khi hoàn tất sáp nhập Southern Bank, Sacombank đã trải qua nhiều biến động quan trọng về mặt lãnh đạo, mạng lưới hoạt động và kết quả kinh doanh. Trong bối cảnh tái cơ cấu kéo dài, ngân hàng vừa thực hiện các bước thu gọn hệ thống...