Nghiên cứu của tổ chức từ thiện nợ Stepchange cho thấy các khoản vay và nợ hộ gia đình liên quan đến đại dịch đã tăng 66% kể từ tháng 5 lên 10,3 tỷ bảng Anh. Số người nợ nần chồng chất đã tăng lên 1,2 triệu người - tăng gần gấp đôi kể từ tháng 3 - và thêm 3 triệu người khác có nguy cơ lâm vào cảnh nợ nần chồng chất sau khi vay thêm các khoản vay ngắn hạn.
Phil Andrew, Giám đốc điều hành của Stepchange, cho biết: “Báo cáo này vẽ ra bức tranh về một quốc gia đang chìm vào cơn khủng hoảng nợ. Bất chấp phản ứng ban đầu táo bạo đối với đại dịch, bộ công cụ ứng phó của chính phủ và lĩnh vực dịch vụ tài chính vẫn chưa phát triển đủ mạnh và kết quả là số lượng người rơi vào nợ nần do Covid-19 ngày càng tăng. Và đây chưa phải điều tồi tệ nhất”.
Do số người mất việc làm đang tăng mạnh, nhiều nghị sĩ lo ngại đại dịch đang tàn phá tài chính của nhiều hộ gia đình dễ bị tổn thương. Một báo cáo vào tháng trước của một ủy ban trong quốc hội đã đổ lỗi cho sự yếu kém của hệ thống tín dụng phổ thông (UC), khiến nhiều gia đình đã phải vay ngắn hạn trong khi chờ đợi các khoản hỗ trợ ban đầu mà phải mất 5 tuần mới đến được tay họ.
Nghiên cứu của các tổ chức Joseph Rowntree Foundation và Save the Children cho thấy gần 2/3 các gia đình khó khăn trong danh sách của UC đã phải vay tiền để duy trì cuộc sống. Nó cũng cho thấy 70% gia đình đã phải cắt giảm thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, trong khi 50% đã giảm tiền thuê nhà hoặc các hóa đơn khác.
Báo cáo của Stepchange mang tên Giải quyết khủng hoảng nợ cá nhân do Covid-19, cho thấy 14,9 triệu người - 29% dân số trưởng thành - đã bị ảnh hưởng về mặt tài chính vào tháng 3 khi đợt phong tỏa đầu tiên bắt đầu. Trong khi một số người mất gần như toàn bộ thu nhập do bị sa thải, thì hàng triệu người khác đã bị giảm lương sau khi công ty cắt giảm giờ làm hoặc phải tự kinh doanh để đối phó với việc cắt giảm giờ làm.
Stepchange cho biết: “Đáng lo ngại là các mạng lưới để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch không tỏ ra hiệu quả. Trong số những người đã nộp đơn xin hỗ trợ tại UC từ tháng Ba, 24% đang mắc nợ trầm trọng và 28% có dấu hiệu khó khăn về tài chính”.
Andrew cho biết: “Mùa đông năm nay, đợt phong tỏa toàn quốc lần thứ hai sẽ khiến thất nghiệp, giảm giờ làm và hóa đơn năng lượng của các gia đình tăng lên, tất cả đều cản trở sự phục hồi kinh tế. Nếu không có một tầm nhìn dài hạn, táo bạo đối với những người bị ảnh hưởng tài chính bởi đại dịch, nước Anh sẽ có nguy cơ thiệt hại lâu dài về kinh tế và xã hội, từ đó làm trầm trọng thêm bất bình đẳng, gây nguy hiểm cho tham vọng nâng cấp của chính phủ và trở thành lực cản đối với sự phục hồi kinh tế. "
-
Công ty bất động sản Anh loại bỏ mảng bán lẻ sau khi đại dịch Covid-19 gây ra thiệt hại 1 tỷ Bảng
CafeLand - Công ty bất động sản British Land đang có kế hoạch bán một số bất động sản bán lẻ hoặc chuyển chúng thành nhà kho và trung tâm giao hàng.
-
Giá nhà tăng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội
CafeLand - Theo nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh, Andy Haldane, giá nhà tiếp tục tăng do giảm thuế và nhu cầu của các hộ gia đình khá giả nới rộng khoảng cách giàu nghèo và gây ra bất ổn xã hội.
-
Làn sóng di cư ra nước ngoài kỷ lục khiến thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới giảm mạnh nhất trong vòng 18 năm
CafeLand - Chính phủ Anh cho biết họ dự kiến sẽ có hơn 300.000 người Hồng Kông chuyển đến Anh trong 5 năm tới dưới chương trình thị thực mới.
-
London dẫn đầu thị trường nhà ở siêu sang trên toàn cầu
CafeLand - Thủ đô của Vương quốc Anh hiện là “điểm đến hàng đầu thế giới cho các căn hộ siêu sang” sau khi doanh số của các bất động sản có trị giá hơn 7,3 triệu bảng Anh tại đây đã tăng lên thêm 3% vào năm 2020....