Hình minh họa
TP.HCM: Gian nan ra tòa đòi tài sản vì 'lỡ mua' phát mãi qua ngân hàng
Bỏ hàng chục tỷ đồng mua đất, công trình trên đất có nguồn gốc phát mãi từ ngân hàng nhưng hơn 1 năm nay, đơn vị mua hợp pháp vẫn phải trần ai đi đòi…Thậm chí khi đưa ra tòa án, sự việc vẫn chưa thể giải quyết. Cuối tháng 9/2018 công ty ĐHC ký 2 hợp đồng với ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) mua 2 thửa đất có tổng diện tích hơn 7.200m2 tại xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM. Hồ sơ mua - bán đã hoàn tất theo đúng quy định pháp luật.
Nguồn gốc 2 thửa đất thuộc sở hữu hợp pháp của công ty TNHH SX-TM-DV Thành Nghĩa (trụ sở đường Phan Anh, Q.Bình Tân.
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM vừa thông báo kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm điểm, xem xét thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm tại huyện Bình Chánh.
Qua kiểm tra đã phát hiện các tổ chức đảng và đảng viên có hạn chế, khuyết điểm, vi phạm, trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn; chưa thực hiện tốt các Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy và Nghị quyết của Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy trong kiểm tra, giám sát đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn TP và các quy định pháp luật về quản lý đất đai và trật tự xây dựng; thiếu đôn đốc.
Hiện nay trên địa bàn phía Nam, có hàng ngàn dự án chậm tiến độ, dự án treo, dự án “ma” khiến người dân khổ sở. Nhiều người thiếu hiểu biết, nghe theo cò, đã phải tốn hàng chục năm kiện tụng. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần do công tác quản lý của các cơ quan nhà nước không tốt dẫn đến các dự án “ma” hình thành, tự làm hạ tầng, tự bán, khiến dân…“sập hầm”!
Hàng trăm người mua nền đất dự án Khu Dân cư - trung tâm thương mại xã Tân Nhựt (Bình Chánh) của Công ty Huỳnh Thông đang kêu cứu. Bà con cho biết đã mua 6 - 7 năm rồi, nhưng không xây dựng được: “Lúc mua, chúng tôi thấy đã có hơn trăm căn trong dự án đã xây xong, thấy chắc ăn nên chúng tôi mới dám mua. Thế mà bây giờ chúng tôi xây thì bị thanh tra xây dựng cưỡng chế tháo dỡ.
Không cấp số nhà, cắt điện nước đối với công trình sai phép ở Sài Gòn
Cắt điện, nước, không giải quyết nhập hộ khẩu là một số giải pháp mạnh tay nhằm chấn chỉnh trật tự xây dựng được quận 2 kiến nghị với lãnh đạo TP.HCM.
Ngày 20/8, tại hội nghị về chấn chỉnh công tác trật tự xây dựng trên địa bàn quận 2, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó chủ tịch UBND quận 2, nhận định cần có những chế tài mạnh tay hơn để xử lý triệt để vi phạm xây dựng. Phó chủ tịch UBND quận 2 đề xuất các công trình vi phạm sẽ không được cấp số nhà, bị cắt điện, nước cho đến khi khắc phục xong hậu quả.
Siết quản lý thuế TNCN khi chuyển nhượng nhà, đất
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với các giao dịch chuyển nhượng nhà và đất.
Công văn số 3122/TCT-TTKT của Tổng cục Thuế nêu rõ, thời gian qua các cơ quan báo chí phản ánh tình trạng một số cá nhân ở một số địa phương kê khai tính thuế TNCN đối với giao dịch chuyển nhượng bất động sản không đúng với thực tế, hoặc kê khai tính thuế TNCN của bất động sản hình thành trong tương lai thấp hơn nhiều so với giá giao dịch bất động sản của chủ dự án đang bán ra.
Bộ TNMT chỉ đạo nóng sau vụ thu hồi giấy chứng nhận đã cấp
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có Công văn số 4043/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 20/8/2019 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp.
Công văn cho biết, thời gian vừa qua theo phản ánh của một số cơ quan báo chí, một số địa phương đã thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) đã cấp cho người dân.