CafeLand - Đất hạ nhiệt người lại lên “cơn sốt”; "Sốt đất" hạ nhiệt: Kẻ 'cắt lỗ', người 'găm tiền' chờ bắt đáy; Chung cư nào ở TP.HCM nằm trong diện thí điểm thu thuế cho thuê; Đà Nẵng: mặt bằng cho thuê giảm giá “sập sàn”... là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Đất hạ nhiệt người lại lên “cơn sốt”

Sau mỗi cơn sốt đất nhiều người không kịp nhảy khỏi đỉnh sóng đành chịu phận “chết chìm”. Họ chủ yếu là nhà đầu tư F0 thiếu kinh nghiệm, đầu tư theo tâm lý đám đông, mua vào lúc giá đã lên đỉnh.

Nhà đầu tư mắc cạn, chết chìm hay vỡ nợ…là những cụm từ xuất hiện dày đặc trên nhiều mặt báo sau mỗi cơn sốt đất. Những cụm từ này phản ánh tình trạng của rất nhiều người lao vào ôm đất đầu cơ trong cơn sốt với hi vọng kiếm lời nhanh chóng. Tuy nhiên, khi cuộc chơi hạ nhiệt, cứ 100 người sẽ có đến 80 người thất bại. Trước khi có cơn sốt đất ăn theo thông tin xin đề xuất nghiên cứu dự án sân bay Téc Ních ở huyện Hớn Quản, Bình Phước. Đất đai ở đây chủ yếu là đất nông nghiệp được người dân dùng để trồng cao su, tiêu, điều và một số cây hàng năm.

"Sốt đất" hạ nhiệt: Kẻ 'cắt lỗ', người 'găm tiền' chờ bắt đáy

Trong báo cáo thị trường bất động sản mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, giá giao dịch đất nền trong khu dân cư tại thời điểm nửa cuối quý I/2021, đặc biệt là sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán đã xảy ra hiện tượng tăng nóng ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, tình trạng trên chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi lắng xuống sau khi chính quyền địa phương kịp thời.

Có lẽ thị trường luôn biến động, khi xuất hiện tình trạng "cắt lỗ" cũng là lúc dòng vốn lại theo dõi bắt đáy tìm kiếm cơ hội sinh lời khi kinh tế hồi phục. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn đang lấn cấn không biết có nên xuống tiền mua vào những căn hộ chung cư cao cấp khi mà ảnh hưởng của đại dịch vẫn còn dai dẳng với nền kinh tế.

Đà Nẵng: mặt bằng cho thuê giảm giá “sập sàn”

Liên tiếp hứng chịu ba đợt ảnh hưởng COVID-19, mặt bằng cho thuê tại Đà Nẵng còn chưa kịp gượng dậy thì đợt dịch thứ tư đã tràn tới. Đi cùng chủ trương tăng cường kiểm soát dịch bệnh của chính quyền, mảng bất động sản này đang lâm vào cảnh bi đát.

Hơn một tháng trước, nhiều chủ mặt bằng cho thuê tại Đà Nẵng than thở rằng họ sẽ không thể cầm cự được nữa nếu tình hình tiếp tục xấu đi. Đợt dịch lần thứ tư ập tới đã biến mối lo lắng ấy thành sự thật. Chủ một chuỗi nhà hàng đặc sản nổi tiếng xứ Quảng cho CafeLand biết doanh nghiệp của ông có thể sẽ không trụ nổi tới giữa tháng 5/2021. Bảy mặt bằng đang thuê làm ăn phát đạt mấy năm nay, từ cuối năm 2020 đã cắt giảm xuống còn 3 nhà hàng và sắp tới có thể sẽ “chả còn cái nào”.

Chung cư nào ở TP.HCM nằm trong diện thí điểm thu thuế cho thuê?

Chủ căn hộ cho thuê tại 6 chung cư tại quận 11, TP.HCM được thí điểm thu thuế theo kế hoạch chống thất thu ngân sách của TP.HCM. Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách nhà nước TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch thí điểm thu thuế người cho thuê căn hộ, văn phòng, diện tích mặt bằng kinh doanh trong nhà chung cư. Đây là một trong những chuyên đề nhằm tăng cường công tác quản lý thu, đôn đốc thu, chống thất thu ngân sách năm 2021.

Các chung cư được thí điểm tại Quận 11 gồm chung cư Res 11 (205 Lạc Long Quân), khu nhà ở thương mại Thuận Việt (319 Lý Thường Kiệt), cao ốc Bảo Gia (184 Lê Đại Hành), chung cư 70 Lữ Gia, cao ốc Khải Hoàn (624 Lạc Long Quân) và cụm chung cư The EverRich (968 đường Ba Tháng Hai).

Chủ nhà “đứng ngồi không yên” sau đề xuất đánh thuế

Nhiều người có nhà cho thuê đang hết sức lo lắng trước đề xuất thu thuế đối với người cho thuê căn hộ, văn phòng, mặt bằng kinh doanh. Dịch dã liên miên, vợ chồng anh Minh, chủ căn kiot tại một dự án chung cư ở Hà Đông (Hà Nội), phải rao khắp nơi mới có khách hỏi thuê để kinh doanh.

Thế nhưng, trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh, khách thuê ra điều kiện vừa phải đầu tư toàn bộ mặt bằng, vừa giảm giá mới chấp nhận thuê. Sau thời gian thương lượng, vợ chồng anh Minh đành phải tặc lưỡi đồng ý vì cho rằng, bỏ công đầu tư một đợt sau này cũng dễ dàng bán hoặc cho thuê lại nếu hết hợp đồng.

Những hạ tầng nghìn tỉ làm mãi chưa xong ở TP. Thủ Đức

Hàng loạt công trình cầu, đường có vốn đầu tư nghìn tỉ đồng tại TP. Thủ Đức vẫn dang dở sau nhiều năm khởi công. Thay vì tăng cường kết nối, giảm tải áp lực giao thông cho khu vực, những dự án này đang là nỗi trăn trở, thậm chí khiến cho việc đi lại của người dân khó khăn hơn.

Dự án Vành đai 2 có vốn đầu tư hơn 2.700 tỉ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Bắc Ái (công ty Văn Phú Bắc Ái) làm nhà đầu tư, thực hiện theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Đại diện nhà đầu tư từng cho biết, đã sử dụng khoảng 1.400 tỉ đồng để thực hiện dự án.

  • Nóng trong tuần: Nhận "trái đắng" sau cơn sốt đất

    Nóng trong tuần: Nhận "trái đắng" sau cơn sốt đất

    CafeLand - "Ôm hàng" chờ ăn chênh, sốt đất hạ nhiệt "cò đất" nhận trái đắng, lâm cảnh nợ nần; Đất tăng giá gấp chục lần vẫn cứ bỏ hoang, đất nước sẽ đi về đâu; Bóc sự thật sau sốt đất liên hoàn: giao dịch thực rất ít; Dự án nhà ở xã hội hơn 1.000 căn hộ ở TP.HCM bị ‘bán trộm’... là những thông tin nhà đất nóng trong tuần qua.

Hoàng An (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.