CafeLand - Đà Nẵng cảnh báo “sóng đất” ảo; Chủ đầu tư địa ốc ‘đau đầu’ vì bị môi giới giả mạo bán trộm dự án; Cảnh báo 'cò đất' đổ xô về dự án sân bay Phan Thiết; “Thượng đế” cũng mệt mỏi với ban quản trị.... là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Giới đầu cơ "ôm" đất làng... chờ lên phố

Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 3 ngay đầu năm dường như không ảnh hưởng đến việc săn đất nền của giới đầu tư, bởi việc không phải đến cơ quan và được làm việc từ xa giúp nhiều người có thêm thời gian đi tìm hiểu đất đai.

Tại một dự án tại tỉnh Hòa Bình, từ khoảng giữa tháng 1/2021, mỗi ngày có hàng chục lượt xe cộ đến khảo sát dự án. Nga - một người dân bản địa và là tư vấn viên tại dự án cho biết, hầu như ngày nào cũng bán được vài lô, thậm chí trước ngày nghỉ Tết Tân Sửu còn chốt được hơn chục lô. Khách hàng đến tìm hiểu và xuống tiền rất nhanh, chỉ đi vài vòng là đã vào cọc.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Hơn 7.000 tỉ đồng xây tuyến đường ven biển

Tuyến đường ven biển nối Thị xã Phú Mỹ với huyện Xuyên Mộc được nâng cấp, mở rộng với chiều dài gần 78km, tổng vốn đầu tư 7.150 tỉ đồng.
Tỉnh lộ 994 (đường ven biển Vũng Tàu - Bình Châu), với điểm đầu tuyến giao đường 991B - Thị xã Phú Mỹ và điểm cuối tuyến giao QL55 - huyện Xuyên Mộc, có tổng chiều dài gần 78km.

Hiện tuyến Tỉnh lộ 994 đang thi công đoạn từ Long Sơn đi Cái Mép với chiều dài 3,72km; đoạn từ cầu Cửa Lấp tới ngã ba Lò Vôi – huyện Long Điền dài hơn 3km. Riêng đoạn đường ven núi Minh Đạm, đoạn từ khu du lịch Thùy Dương đến ngã ba Long Phù có chiều dài 5,57km đang giải phóng mặt bằng; đoạn từ Tỉnh lộ 997 đến cuối tuyến là QL55 dài 33,53 km, quy mô mặt cắt ngang 28m đã được tỉnh phê duyệt nhưng chưa triển khai thực hiện, Sở Giao thông vận tải đề xuất mở rộng mặt cắt ngang đoạn đường này lên 42m – quy mô 6 làn xe. Tổng mức đầu tư nâng cấp toàn tuyến khoảng 7.150 tỉ đồng và phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn.

Chủ đầu tư địa ốc ‘đau đầu’ vì bị môi giới giả mạo bán trộm dự án

Thời gian qua, tình trạng nhân viên môi giới lấy thông tin dự án của các công ty bất động sản uy tín rồi liên hệ với khách hàng để giới thiệu, nhận cọc giữ chỗ, thậm chí có dự án còn chưa được triển khai cũng bị những đối tượng này rao bán đang diễn ra ngày càng phổ biến.

Điều đáng nói, nhiều khách hàng do chưa tìm hiểu kỹ thông tin về các dự án hoặc bị những nhân viên môi giới nhà đất cố tình "giăng bẫy", sử dụng những lời quảng cáo "có cánh" để rồi tin theo và rơi vào tình cảnh "tiền mất tật mang". Chưa kể, nhiều công ty, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng bị ảnh hưởng, làm mất uy tín đối với khách hàng vì thương hiệu của mình bị chính những đối tượng này giả mạo.

Đà Nẵng cảnh báo “sóng đất” ảo

Mới đây, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã có công văn nhắc nhở cơ quan thông tấn báo chí lưu ý tình hình bất động sản địa phương trước thực trạng ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức môi giới bất động sản tung tin thất thiệt về hoạt động quản lý, khai thác đất đai.
Việc này một lần nữa đặt ra yêu cầu về công tác xử lý nghiêm những sai phạm trong tổ chức, thông tin thị trường nhà đất.

Công văn của chính quyền Đà Nẵng gợi lại câu chuyện 2 năm trước, cũng vào thời điểm sau Tết Nguyên đán. UBND huyện Hòa Vang đã phải phát hành công văn gởi 11 xã trực thuộc, cảnh báo tình hình môi giới nhà đất tung tin sốt đất ảo, lôi cuốn người dân chuyển nhượng đất đai trái phép, nhằm trục lợi trên địa bàn.

Cảnh báo 'cò đất' đổ xô về dự án sân bay Phan Thiết

Chiều 11.3, Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết (Bình Thuận) gửi văn bản lưu ý Công an, Phòng TN-MT và UBND xã Thiện Nghiệp (TP.Phan Thiết) có biện pháp cấp bách để ngăn chặn tình trạng 'cò đất' tập trung bất thường khu vực sân bay Phan Thiết.

Văn bản cho hay trong vài ngày trở lại đây, khi báo chí đưa tin cuối tháng 3 Cảng hàng không Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) sẽ được thi công thì tại nhiều quán cà phê, ngõ đường vào dự án sân bay (xã Thiện Nghiệp) xuất hiện rất nhiều ô tô và người lạ từ nơi khác đến để trao đổi, giao dịch mua bán đất. Tình hình này đã tạo nên dấu hiệu mất an ninh trật tự do có lượng ô tô “đổ” về xã Thiện Nghiệp đông một cách bất thường.

“Thượng đế” cũng mệt mỏi với ban quản trị

Theo lời bà Oanh, ban quản trị không họp, không có biên bản cuộc họp nhưng trưởng ban quản trị tự ý mang danh cá nhân ký các văn bản gửi cơ quan chức năng và ký các hợp đồng hợp đồng bảo trì thang máy, hợp đồng quản lý vận hành tòa nhà. Dân cư nhiều lần gửi văn bản lên phường Cô Giang, UBND quận 1 tố cáo nhưng không được giải quyết.

Khi dân bức xúc và yêu cầu tổ chức họp để đối thoại thì trưởng ban quản trị đã soạn dự thảo thay thế quy chế hoạt động của ban quản trị, đưa ra quy định người tham dự phải đóng tiền ký quỹ trước cho ban quản trị. Trong cuộc họp, cư dân chỉ được ngồi nghe, nếu phát biểu trái ý ban quản trị sẽ bị phạt tiền và trừ vào tiền ký quỹ.

  • Nóng trong tuần: Rủi ro từ cơn sốt đất ảo

    Nóng trong tuần: Rủi ro từ cơn sốt đất ảo

    CafeLand - Những ẩn số của bất động sản 2021; Sốt đất có còn là miếng bánh ngon với nhà đầu tư; ‘Tay to’ ôm tiền vào Đà Nẵng gom đất: Tin đồn tung ra, thị trường có biến; Bất chấp khó khăn, giá nhà vẫn không giảm... là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hoàng An (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.