CafeLand - Hà Nội: Dân 'trẩy hội' buôn đất Ba Vì; Mua nhà ở Cầu Giấy, nhận nhà ở Nam Từ Liêm; "Sốt" đất tại các khu đô thị ở Quảng Trị, nhiều lô vượt giá sàn hơn 50%; Mua nhà hơn chục tỉ vẫn bị chủ đầu tư “lừa”; Nghe bạn thân, đầu tư đất nền đón “sóng” quy hoạch ai ngờ ôm “trái đắng”... là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Nghe bạn thân, đầu tư đất nền đón “sóng” quy hoạch ai ngờ ôm “trái đắng”

Theo lời chị Thu, thời điểm tháng 1/2010 chị ký hợp đồng góp vốn tại lô đất có diện tích 112m2 thuộc dự án Khu chung cư cao tầng và nhà ở cho cán bộ công nhân các khu công nghiệp xã Tiền Phong, huyện Mê Linh. Thời điểm đó, mức giá giao dịch trên hợp đồng là 5.040 nghìn đồng/m2, ngoài ra chị Thu phải nộp tiền chênh lệch là 5 triệu/m2 (tổng số tiền chênh lệch của lô đất là 560 triệu chị Thu phải nộp ngay thời điểm ký hợp đồng).

Dự án thực hiện gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là góp vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên đất; giai đoạn 2 là góp vốn xây dựng công trình trên đất, nhà xây thô, hàng rào và cổng.

Mua nhà hơn chục tỉ vẫn bị chủ đầu tư “lừa”?

Bỏ ra số tiền từ 7 đến hơn 10 tỉ đồng để mua nhà phố, biệt thự tại dự án Thăng Long Home Hưng Phú (TP Thủ Đức) nhưng nhiều cư dân cho rằng, họ đã bị chủ đầu tư lừa vì khi nhận nhà thực tế không giống như lúc giới thiệu ban đầu.

Đã hơn hai tuần nay, trên nhiều ban công và tường rào của các căn nhà phố, biệt thự thuộc dự án Thăng Long Home Hưng Phú (phường Tam Phú, TP Thủ Đức) treo dày các băng rôn đỏ rực. Nội dung in trên những băng rôn này thể hiện nhiều bức xúc của cư dân với chủ đầu tư dư án là Công ty cổ phần Hưng Phú Invest.

Mua nhà ở Cầu Giấy, nhận nhà ở Nam Từ Liêm

Nhiều cư dân chung cư Dreamland Bonaza (23 Duy Tân, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) đã rất bức xúc khi địa chỉ nhà bỗng biến thành quận Nam Từ Liêm. Cùng với đó là việc chậm trễ bàn giao sổ hồng, thiếu hụt diện tích và nhiều vấn đề bất cập khác.

Hàng loạt vấn đề của chủ đầu tư khiến cư dân bức xúc phải căng biểu ngữ phản đối như: không tổ chức hội nghị nhà chung cư, không thành lập ban quản trị, không bàn giao sổ hồng. Bức xúc nhất là hợp đồng mua bán nhà ghi địa chỉ căn hộ sai sự thật. Cư dân toà nhà cho biết, sự nhầm lẫn tai hại này đã khiến con em họ không thể đi học đúng tuyến, ảnh hưởng đến quyền lợi và gây khó khăn khi làm các thủ tục hành chính. Điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ và thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ.

"Sốt" đất tại các khu đô thị ở Quảng Trị, nhiều lô vượt giá sàn hơn 50%

Giá đất tại một số khu đô thị trung tâm TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, tăng đột biến, có nhiều lô đất được đẩy giá lên rất cao, vượt giá trị thực.
Cơn "sốt đất" nảy sinh từ sau Tết đến nay. Vào cuối năm 2020, các thửa đất tại Khu đô thị Bắc sông Hiếu (TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị), dọc các trục đường nhựa 15,5m được bán với giá chỉ từ 7-8 triệu/m2. Nhưng sau Tết, đất ở đây đã tăng lên trên 10 triệu đồng/m2.

Tương tự, ở khu đô thị Nam Đông Hà (TP Đông Hà), các lô đất dọc tuyến đường 15,5m nếu cuối năm 2020 giá chỉ từ 5 đến 5,5 triệu đồng/m2 thì nay đã tăng lên 6,5 đến 8 triệu đồng/m2.

Hà Nội: Dân 'trẩy hội' buôn đất Ba Vì

Những ngày gần đây, có dịp về địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội), dễ dàng bắt gặp cảnh người, xe đi lại tấp nập, lùng sục để mua, bán đất. Những ngày này, các trục đường từ thôn, xóm đến tỉnh lộ, quốc lộ trên địa bàn huyện Ba Vì người dân tấp nập mua bán nhà, đất chẳng khác gì trẩy hội. Nhiều nhà hàng, quán cà phê cũng được cải tiến thành văn phòng giao dịch nhà, đất.

Anh Nguyễn Thế Hồng, ở Ba Trại, Ba Vì cho biết, năm 2018, anh đầu tư mảnh đất trên 1000m2, có giá 450 triệu đồng. Thời gian gần đây, khá nhiều khách đến xem mảnh đất của anh Hùng đồng thời ngỏ ý mua lại với giá 2,4 tỷ đồng.

Không để tình trạng “ngâm” hồ sơ, nhũng nhiễu doanh nghiệp

UBND TPHCM vừa trao Giấy chứng nhận đầu tư và chủ trương đầu tư cho 15 dự án của DN trong nước và ngoài nước với số vốn hơn 60.700 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều dự án thuộc lĩnh vực điện, điện tử, công nghệ vi mạch và y tế kỹ thuật cao… Đặc biệt có dự án của DN Nhật Bản sản xuất quả lọc thận nhân tạo với số vốn 270 triệu USD, đây là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam sản xuất thiết bị này. Điều đó cũng chứng tỏ nhiều DN trong và ngoài nước rất quan tâm đầu tư ở TPHCM.

Tuy nhiên, hiện nay không ít nhà đầu tư trong và ngoài nước cho rằng, thủ tục đầu tư ở TPHCM còn chậm, nhất là liên quan đến đất đai, xây dựng… và đề nghị thành phố nhanh chóng tháo gỡ. Cụ thể, tại khu công nghiệp Hiệp Phước, có những trường hợp DN vướng thủ tục suốt 3 năm nên chưa khởi công được dự án, trong khi DN khác đầu tư vào tỉnh lân cận cùng thời gian đó thì nhà máy đã đi vào hoạt động.

Điểm danh 13 dự án bị đề xuất thu hồi tại khu Nam TP.HCM

Theo Thanh tra Chính phủ, các dự án này được giao đất từ năm 1990 - 2003 nhưng đến nay chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai với Nhà nước, chưa xây dựng dự án.

Trong 13 dự án được nêu, có đến 3 dự án của chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư - Kinh doanh Nhà (Intresco - mã chứng khoán ITC) với tổng diện tích 35,37ha; 1 dự án được giao đất sớm nhất (năm 1999) là Dự án Khu công viên - dịch vụ vui chơi giải trí Hoa Đồng do Công ty Cổ phần Sản xuất Xây dựng dịch vụ Hoa Đồng làm chủ đầu tư.

  • Nóng trong tuần: "Sốt"đất nền đang lan rộng?

    Nóng trong tuần: "Sốt"đất nền đang lan rộng?

    CafeLand - Sau sốt đất là lo sốt vó; Chuyển 5 huyện thành quận: Cần cung cấp lộ trình để tránh đầu cơ, thổi giá đất; Để không thành “Gà” trong cơn sốt đất; Gỡ khó cho 61 dự án bất động sản đang “mắc kẹt”... là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hoàng An (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.