Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có tổng chiều dài khoảng 1.541km.
Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Bộ Giao thông Vận tải, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có tổng chiều dài khoảng 1.541km, đi qua địa bàn của 20 tỉnh, thành phố, với 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.
Trong đó, đoạn tuyến qua tỉnh Ninh Bình dài hơn 19km, bắt đầu từ ranh giới giữa xã Khánh Phú (huyện Yên Khánh, Ninh Bình) và xã Yên Trị (huyện Ý Yên, Nam Định), kết thúc tại khu vực ranh giới giữa xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp, Ninh Bình) và phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa).
Theo định hướng, tuyến đường sắt sẽ vượt sông Đáy, tránh khu công nghiệp Khánh Phú, rồi giao cắt với quốc lộ 10, sau đó chạy song song với tuyến cao tốc hiện hữu. Ga đường sắt tốc độ cao tại Ninh Bình dự kiến được đặt tại khu vực xã Mai Sơn và xã Khánh Thượng (huyện Yên Mô), sau đó tuyến tiếp tục đi về phía Nam, vượt hồ Yên Thắng, tránh khu vực sân golf và khu du lịch sinh thái hồ Yên Thắng, rồi băng qua núi Tam Điệp bằng đường hầm để sang địa phận Thanh Hóa.
Ngoài ga hành khách, Ninh Bình còn được bố trí một trạm bảo dưỡng kỹ thuật tại xã Yên Bình (thành phố Tam Điệp). Trạm này sẽ đóng vai trò dồn dịch các phương tiện bảo trì như máy đầm, máy nâng, máy chèn đường, đồng thời là điểm tập kết vật tư – vật liệu phục vụ thi công đoạn tuyến từ Ninh Bình đến Thanh Hóa.
Do tuyến đường đi qua nhiều khu dân cư và vùng sản xuất nông nghiệp, công tác giải phóng mặt bằng được đánh giá là khá phức tạp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, ông Nguyễn Cao Sơn, cho biết địa phương đã và đang tích cực chỉ đạo các huyện, thành phố khẩn trương chuẩn bị quỹ đất và hạ tầng để phục vụ tái định cư, đảm bảo người dân sớm ổn định chỗ ở và đời sống.
Cụ thể, tỉnh đang triển khai thủ tục đầu tư xây dựng 8 khu tái định cư, bao gồm: 2 khu tại thành phố Hoa Lư, 3 khu tại huyện Yên Khánh, 2 khu tại huyện Yên Mô và 1 khu tại thành phố Tam Điệp. Đây là những khu vực nằm gần tuyến đường sắt tốc độ cao, được lựa chọn dựa trên tiêu chí thuận tiện di chuyển, kết nối hạ tầng và phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị.
Đối với ga Ninh, tỉnh cũng đã chủ động đầu tư xây dựng tuyến đường 483 để kết nối trực tiếp với khu vực ga, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển vật tư và tổ chức thi công trong giai đoạn tới. Về lâu dài, khu vực xung quanh ga sẽ được phát triển thành các đô thị vệ tinh và mạng lưới giao thông mới, đồng bộ với quy hoạch phát triển chung của tỉnh.
-
Phát triển công nghiệp văn hóa - ‘Đòn bẩy’ chiến lược để du lịch Ninh Bình cất cánh
Để du lịch Ninh Bình tiếp tục phát triển bền vững, có chiều sâu và mang lại giá trị kinh tế cao, đạt được những thành tựu mới, chúng ta cần một “cú hích”, một đòn bẩy chiến lược - và đó chính là công nghiệp văn hóa.
-
Ninh Bình “chốt” làm siêu dự án 7.000 tỷ, mở cánh cửa liên kết ba vùng chiến lược
Một tuyến đường mới dài hơn 32 km, tổng vốn gần 7.000 tỷ đồng, vừa được Ninh Bình phê duyệt chủ trương đầu tư.
-
Nam Định đề xuất chủ trương xây dựng tuyến đường trục cảnh quan kết nối Nam Định-Ninh Bình
Tỉnh Nam Định đang xúc tiến quy trình đầu tư dự án xây dựng tuyến đường trục cảnh quan kết nối Nam Định-Ninh Bình dài hơn 43km, vốn đầu tư 29 nghìn tỷ đồng.
-
Ninh Bình mới muốn xây sân bay quốc tế đón 20 triệu khách
Sau khi chính thức trở thành một trong những tỉnh lớn nhất vùng Đồng bằng sông Hồng với dân số hơn 4,4 triệu người, tỉnh Ninh Bình mới đang đề xuất xây dựng sân bay quốc tế để đón 20 triệu lượt khách mỗi năm, đồng thời đầu tư đồng bộ các trục đường k...
-
Ninh Bình mới chuẩn bị hình thành đại đô thị phía Nam rộng hơn 1.300ha, tích hợp vùng sinh thái nông nghiệp
Nam Định (cũ), nay là tỉnh Ninh Bình đang chuẩn bị “thay da đổi thịt” mạnh mẽ với việc phê duyệt quy hoạch Phân khu V – Điều chỉnh quy hoạch phân khu phường Cửa Nam, xã Nam Vân, xã Nam Phong, nay là phường Nam Định, phường Hồng Quang, phường Vị Kh...
-
Ninh Bình mới duyệt quy hoạch khu công nghiệp hơn 180 ha
Với quy mô hơn 180 ha và tổng vốn đầu tư hơn 2.249 tỷ đồng, khu công nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến mới của dòng vốn FDI.