31/12/2010 1:06 PM
Các quan chức từ huyện đến cấp tỉnh Vĩnh Phúc bị khởi tố vì tiêu cực đất đai, kinh doanh "đất vàng" không phép, những cuộc thôn tính ngoạn mục đất dự án... đã gây ra ít nhiều "tai tiếng" cho thị trường bất động sản năm 2010.

1. 6 quan chức Vĩnh Phúc bị khởi tố vì tiêu cực đất đai

Ngày 28/12, cơ quan CSĐT công an tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành khởi tố, cho tại ngoại đối với ông Nguyễn Ngọc Quyền (sinh năm 1958) - ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy Vĩnh Phúc, bí thư thành ủy TP Vĩnh Yên để điều tra về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 BLHS.

Ông Quyền bị khởi tố là do trong thời gian làm chánh văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có hành vi chỉ đạo cấp dưới làm giả chữ ký của Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Hòa trong vụ biến 25,5 ha đất nông nghiệp làm dự án trang trại tại phường Đồng Tâm thành đất dự án bất động sản cho 3 đối tượng không có hộ khẩu thường trú tại Đồng Tâm, không có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, để họ chia nhau chiếm đoạt, kinh doanh bất động sản.

Cũng liên quan đến vụ án này, CQCSĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 5 cán bộ công chức của TP Vĩnh Yên và UBND tỉnh Vĩnh Phúc gồm các ông bà Lại Hữu Lân - cựu bí thư thành ủy, Nguyễn Thị Kim Liên - trưởng phòng Tài nguyên Môi trường và ông Vũ văn Chức - chuyên viên của phòng này, ông Nguyễn Xuân Trường - bí thư đảng ủy phường Đồng Tâm nhiệm kỳ 2010-2015 và Nguyễn Xuân Liễn - Phó chủ tịch UBND huyện Tam Đảo trước đó là chuyên viên UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về các hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 281 BLHS.

Như vậy, đã có 6 quan chức từ cấp tỉnh đến cơ sở của Vĩnh Phúc bị cơ quan CSĐT khởi tố vì có hành vi cố ý làm trái liên quan đến dự án cấp 25,5 ha đất thuộc dự án trang trại phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, trong đó có 3 ông Lại Hữu Lân, Nguyễn Xuân Liễn và Nguyễn Ngọc Quyền được tại ngoại để hầu tra, còn lại đều bị tạm giam để điều tra.

2. Bồi thường 600 triệu đồng/m2 đất vàng không xong

Dự án xây dựng Trung tâm thương mại (TTTM), văn phòng và nhà tái định cư tại 22 – 24 Hàng Bài và 25 - 27 Hai Bà Trưng là một trong những dự án trọng điểm của quận Hoàn Kiếm đã được thành phố duyệt và có quyết định thu hồi đất từ năm 2004, nhưng tới nay vẫn chưa thực hiện xong khâu GPMB.

Khu đất tại 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng được đền bù 600 triệu đồng/m2 nhưng người dân vẫn không chịu di dời


Để đảm bảo thực hiện tiến độ dự án, tới đây, quận sẽ áp dụng các biện pháp hành chính kiên quyết nhất để thu hồi đất, GPMB, theo thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp phải cưỡng chế GPMB thì mọi sự thỏa thuận sẽ chấm dứt. Người dân sẽ lên lĩnh tiền tại Hội đồng đền bù và GPMB theo chính sách của thành phố, chủ đầu tư sẽ nộp tiền vào kho bạc theo đúng chính sách đền bù của Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người bị cưỡng chế.

Tuy nhiên, đến nay, việc giải phóng mặt bằng triệt để vẫn đang gặp vướng mắc, nguyên nhân là do có xung đột giữa quyền lợi giữa chủ đầu tư và các hộ dân. Chủ đầu tư là Cty CP Thời Đại Mới T&T đã áp dụng mọi hình thức bồi thường rất cao, lên tới 500 triệu đồng/m2 và đã thanh toán cho 15/17 hộ dân, nhưng hiện còn 2 hộ dân chưa chịu nhận tiền và đòi bồi thường tới…1 tỷ đồng/m2.

Ngày 19/10/2010, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã ký văn bản yêu cầu UBND quận Hoàn Kiếm áp dụng các biện pháp hành chính kiên quyết để thực hiện GPMB dự án này.

Chủ đầu tư dự án TTTM tại ngã tư Hàng Bài, Hai Bà Trưng (Q.Hoàn Kiếm) đã “đàm phán” với người dân, đồng ý chi 600 triệu đồng/m2 để giải phóng mặt bằng, nhưng hai hộ dân vẫn kiên quyết đòi 1 tỷ đồng/m2.

3. Kinh doanh “đất vàng” không phép

Năm 2010 cũng được đánh dấu là năm các khu đất vàng xuất hiện chủ nhân. Như khu vực 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng; chủ nhân khu đất thuộc Công ty Dệt 8-3; Nhà máy cơ khí Hà Nội tại Nguyễn Trãi, Thanh Xuân có chủ mới; đất vàng 21 Lê Văn Lương được chuyển nhượng với “giá bèo”…

Tuy nhiên, không phải khu đất vàng nào cũng được triển khai đúng pháp luật. Ngày 9/12/2010, Bộ Tài chính có công văn 16755/BTC-QLCS gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, chưa có cơ sở để có ý kiến về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất quốc phòng sang làm chung cư đối với cơ sở nhà, đất tại số 21 Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.



Không chỉ có việc chuyển nhượng "đất vàng" 21 Lê Văn Lương của Tổng Công ty Thành An bị "tuýt còi" vi phạm pháp luật, việc xây dựng chung cư tại Nhân Chính, Thanh Xuân của Tổng công ty này cũng "lình xình" không kém

Bộ Tài chính cho rằng, cơ sở nhà, đất tại 21 Lê Văn Lương là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước giao cho Tổng công ty Thành An quản lý, sử dụng làm nơi đóng quân Sở chỉ huy Binh đoàn 11. Do đó, cơ sở nhà, đất này thuộc diện phải sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16/11/2009 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân và Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.

Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính), ông Phạm Đình Cường đã đề nghị Tổng công ty Thành An phải báo cáo, kê khai, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý đối với cơ sở, nhà đất nêu trên theo đúng quy định của Chính phủ.

4. Đất Ba Vì "lên đồng"

Giữa tháng 4 đến giữa tháng 5/2010, đất Ba Vì "lên đồng" vì thông tin trục tâm linh sẽ kết thúc ở chân núi Ba Vì. Theo thống kê của UBND huyện Ba Vì, đợt "lên đồng" của đất thời điểm đó là do giới đầu cơ thổi lên. Trên thực tế, giao dịch chỉ tăng khoảng 30% mà thôi.

Cũng vì cơn sốt đất Ba Vì, và những thông tin sai lệch quanh đồ án Quy hoạch chung Thủ đô 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Xây dựng đã phải lập đoàn kiểm tra liên ngành, báo cáo trước Quốc hội. Theo đó, thị trường bất động sản Ba Vì đã bị giới đầu cơ thổi giá. Nhiều người đã dở khóc dở cười khi đầu tư vào đây theo những thông tin đồn thổi của người môi giới.

5. "Lình xình" những đại dự án

Hai dự án lớn của Vincom là “Thành phố sinh thái Eco City” và dự án Royal City được công bố triển khai năm 2010 đều có "lình xình".

Dự án “Thành phố sinh thái Eco City” được lập quy hoạch trên diện tích 37 ha (khu đất số 460 phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng và số 25 ngõ 13 đường Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Đây là khu đất của công ty Dệt 8/3 và Hanosimex tại Minh Khai, Hà Nội.

Việc “hợp tác” của Cty Dệt 8-3 với Vincom được các lao động của công ty hiểu là trao đất vàng vào tay đại gia và việc liên doanh liên kết này có nhiều uẩn khúc, vì đây là khu đất vàng rất thuận lợi cho việc sử dụng vào nhiều mục đích khác.

Tập thể người lao động (NLĐ) Cty Dệt 8-3 khẳng định, đây là nguyên nhân khiến gần 900 LĐ rơi vào tình trạng bi đát như hiện nay.

“Chúng tôi sẽ làm đơn gửi các cơ quan chức năng để họ điều tra, làm rõ những uẩn khúc trong việc mua bán giữa Cty Dệt 8-3 với Cty Cổ phần Vincom liên quan đến lô đất này” - đại diện NLĐ cho biết.

Vậy nhưng, bằng cách nào đó, dự án này vẫn được thành phố “bật đèn xanh”, ngay sau khi quy định về giới hạn số tầng cao tại 4 quận nội đô được “cởi trói

Hàng trăm công nhân Công ty Dệt 8-3 "bao vây" Tập đoàn Dệt may Việt Nam vì "đất vàng" của công ty được trao cho Vincom


Cafeland.vn - Theo VnMedia
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.