Theo số liệu của Cục Hải quan, có 10 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD với tổng kim ngạch đạt 50,52 tỷ USD, chiếm 87,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ 5 tháng đầu năm 2025.
Trong đó có 3 nhóm hàng có trị giá xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 10% bao gồm máy tính và linh kiện với 14,5 tỷ USD (25,5%); máy móc thiết bị với 9,2 tỷ USD (16,2%) và dệt may với 6,7 tỷ USD (11,8%).
Tiếp theo lần lượt là các nhóm hàng: điện thoại các loại và linh kiện (4,4 tỷ USD); gỗ và sản phẩm gỗ (3,7 tỷ USD); hàng hóa khác (3,6 tỷ USD); giày dép các loại (3,5 tỷ USD); đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận (1,6 tỷ USD); sản phẩm từ chất dẻo (1,4 tỷ USD); phương tiện vận tải và phụ tùng (1,3 tỷ USD).
10 hàng xuất khẩu sang Mỹ nhiều nhất trong 5 tháng đầu năm 2025. Đơn vị: Triệu USD. Nguồn số liệu: Cục Hải quan
Ở chiều ngược lại, trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ về Việt Nam đạt 7,26 tỷ USD.
Trong đó, một số mặt hàng có trị giá nhập khẩu lớn như Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện với 2,25 tỷ USD; Bông các loại 621,8 triệu USD; Chất dẻo nguyên liệu 442,5 triệu USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: 428,4 triệu USD; Phương tiện vận tải khác và phụ tùng: 221,7 triệu USD; Gỗ và sản phẩm gỗ: 180,4 triệu USD; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày: 180,1 triệu USD;...
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, khoảng 20h ngày 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Mỹ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
Theo thông tin từ phía Mỹ, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ chịu mức thuế nhập khẩu 20%. Đối với những mặt hàng bị xác định là trung chuyển qua Việt Nam, mức thuế sẽ tăng lên 40%. Đáng chú ý, Việt Nam đã đồng ý xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa đến từ Mỹ.
Trong thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, phía Mỹ cam kết sẽ tiếp tục hợp tác để giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. Việt Nam cũng đề xuất Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và gỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu đối với một số sản phẩm công nghệ cao.
Hiện tại, Nhà Trắng vẫn chưa công bố văn bản chính thức về thỏa thuận này, và một số chi tiết cụ thể vẫn đang được hai bên tiếp tục hoàn thiện.
Được biết, thỏa thuận với Việt Nam là thỏa thuận thương mại thứ 3 mà Mỹ công bố, sau các thỏa thuận với Anh và Trung Quốc, trong bối cảnh nhiều đối tác trên thế giới đang gấp rút đàm phán với Washington trước thời hạn ngày 09/07.
-
Chứng khoán Mỹ lập đỉnh khi ông Trump nói đạt thỏa thuận với Việt Nam
Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã đóng cửa ở mức cao kỷ lục sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về thỏa thuận thương mại với Việt Nam.
-
Tổng thống Trump: Mỹ sẽ giảm đáng kể thuế đối ứng cho hàng Việt Nam
Tổng thống Trump viết: "Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!".
-
Nóng: Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung đã được ký kết và hoàn tất cách đây 2 ngày
Theo ông Lutnick, thỏa thuận này đã cụ thể hóa các điều khoản được hai bên thảo luận trong khuôn khổ các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Washington tại Geneva hồi đầu tháng.






-
THUẾ QUAN HOA KỲ: Indonesia đạt được thỏa thuận thương mại, mức thuế còn 19%
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/7 đã công bố một thỏa thuận thương mại với Indonesia, theo đó Mỹ sẽ áp dụng mức thuế quan 19% với hàng hóa từ quốc gia Đông Nam Á, trong khi hàng xuất khẩu của Mỹ sẽ không phải chịu bất kỳ rào cản thuế quan hay phi ...
-
Trung Quốc ứng phó thuế quan của Mỹ như thế nào?
Một nhóm chuyên gia tính toán Trung Quốc sẽ cần tới 1,5 nghìn tỷ NDT (209 tỷ USD) cho các gói kích thích để bù đắp các thiệt hại do thuế quan Mỹ gây ra.
-
THUẾ QUAN HOA KỲ: Thêm 8 nước được công bố, mức thuế cao nhất 50%
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/7 tiếp tục thông báo các mức thuế quan mới với 8 quốc gia, bao gồm Brazil, Sri Lanka, Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines, với mức thuế từ 20-50%.