Mỹ và Trung Quốc đã chính thức hoàn tất một thỏa thuận thương mại từng được thống nhất hồi tháng trước tại Geneva, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick xác nhận.
“Thỏa thuận đó đã được ký kết và hoàn tất cách đây hai ngày”, ông Lutnick cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo chí.
Theo ông Lutnick, thỏa thuận này đã cụ thể hóa các điều khoản được hai bên thảo luận trong khuôn khổ các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Washington tại Geneva hồi đầu tháng. Vòng đàm phán thứ hai sau đó đã diễn ra ở London, sau khi cả hai bên cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận ban đầu – vốn từng giúp hai nước giảm thuế quan từ các mức rất cao trước đó.
Một tàu container ở cảng nước sâu Yangshan, Thượng Hải, Trung Quốc.
Sau hai ngày đàm phán, các nhà thương thuyết từ Mỹ và Trung Quốc tuyên bố đã đạt được một sự hiểu biết chung, chờ sự phê duyệt chính thức từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Một quan chức Nhà Trắng sau đó xác nhận hai bên đã đồng ý với các điều khoản cần thiết để triển khai thỏa thuận Geneva. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa đưa ra phản hồi ngay lập tức trước yêu cầu bình luận.
Ông Lutnick cũng được yêu cầu làm rõ phát biểu trước đó của Tổng thống Trump trong một sự kiện tại Nhà Trắng, khi ông nói: “Chúng tôi vừa ký với Trung Quốc hôm qua,” nhưng không nêu rõ đang đề cập đến nội dung gì.
“Họ sẽ xuất khẩu đất hiếm cho chúng tôi”, ông Lutnick nói. “Và khi họ làm điều đó, chúng tôi sẽ dỡ bỏ các biện pháp đối phó.”
Những biện pháp của Mỹ bao gồm hạn chế xuất khẩu một số vật liệu như ethane - nguyên liệu dùng trong sản xuất nhựa tại Trung Quốc, phần mềm thiết kế chip và động cơ phản lực. Tuy nhiên, theo ông Lutnick, các hạn chế này sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu nam châm sang Mỹ.
Thỏa thuận được ký kết cách đây hai ngày có điều khoản nêu rõ việc Trung Quốc sẽ cung cấp đất hiếm cho Hoa Kỳ, theo lời Bộ trưởng.
Sắp đạt thỏa thuận với 10 đối tác lớn, các quốc gia sẽ được "phân loại" vào ngày 9/7
Ngoài ra, ông Lutnick cũng cho biết Nhà Trắng đã tiến rất gần đến thỏa thuận với 10 đối tác thương mại lớn.
“Chúng tôi sẽ chọn ra 10 thỏa thuận hàng đầu, xếp chúng vào đúng nhóm, và sau đó các quốc gia khác sẽ được đưa vào sau”, ông nói.
Ông Lutnick không nêu rõ những quốc gia nào sẽ nằm trong đợt đầu tiên, dù trước đó vào thứ Năm, Tổng thống Trump đã gợi ý rằng Mỹ đang tiến gần đến một thỏa thuận với Ấn Độ.
Tổng thống cũng cho biết ông sẽ gửi thư tới các quốc gia để đưa ra các điều kiện thương mại nếu không kịp đạt được thỏa thuận trước hạn chót 9/7.
Các quốc gia sẽ được phân loại vào “các nhóm thích hợp” vào ngày 9/7, ông Lutnick nói thêm. Ông Trump cũng có thể gia hạn thời hạn để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán tiếp theo. “Những nước có thỏa thuận sẽ giữ nguyên thỏa thuận, còn tất cả những ai đang đàm phán với chúng tôi sẽ nhận được phản hồi và phân nhóm”, ông Lutnick nói. “Nếu ai muốn quay lại và tiếp tục đàm phán, họ có quyền làm vậy, nhưng mức thuế sẽ được ấn định và chúng tôi sẽ tiến hành.”
Hiện vẫn chưa rõ mức độ toàn diện của các thỏa thuận thương mại này. Thông thường, việc đàm phán một hiệp định thương mại mất nhiều năm — chứ không phải chỉ vài tháng. Một thỏa thuận trước đó với Vương quốc Anh vẫn còn nhiều điểm chưa được giải quyết, bao gồm cả việc giảm thuế cho một số mặt hàng kim loại nhập khẩu.
-
Mỹ chính thức áp thuế 50% đối với nhôm, thép nhập khẩu
Từ ngày 4/6, Mỹ tăng gấp đôi mức thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu vào nước này theo sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump.
-
Thuế nhôm, thép không có lợi cho kinh tế Mỹ
Mỹ từng đánh thuế nhôm, thép nhập khẩu vào năm 2018, nhưng sản lượng ngành công nghiệp này tăng không đáng kể so với mức thiệt hại khoảng 3 tỷ USD.
-
Nóng: Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế thép nhập khẩu lên 50%
Ông Trump thông báo tăng thuế đối với nhôm, thép nhập khẩu lên 50%, gấp đôi so với mức hiện tại.








-
Làm việc với Mỹ, Bộ trưởng Công Thương nêu quan điểm về quy tắc xuất xứ
Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên Việt Nam muốn cùng Mỹ xây quy tắc xuất xứ hài hòa, phù hợp với chuỗi cung ứng toàn cầu, không phân biệt đối xử và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước....
-
Phó thủ tướng: Đang nỗ lực đàm phán với Mỹ để không xảy ra mức áp thuế 46%
Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết triển vọng đàm phán thuế với Mỹ "tích cực và Chính phủ nỗ lực để mức thuế 46% sẽ không xảy ra".
-
Việt Nam sẵn sàng dành thêm ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ
Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, về tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng giữa hai nước hiện nay, Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường, dành thêm ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ và đề nghị Hoa Kỳ có bước đi tương xứng....