27/02/2022 2:04 PM
Nền kinh tế mới, một thuật ngữ lần đầu tiên được đặt ra cách đây hơn hai thập kỷ để phản ứng với sự phát triển của thị trường internet, đã tìm thấy hướng vào đầu tư bất động sản thương mại trong những năm gần đây.

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển hướng quan tâm sang các tài sản của nền kinh tế mới. Đối với thị trường bất động sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các tài sản này thường được biết đến là các kho hậu cần, trung tâm dữ liệu và khu kinh doanh thương mại.

Cùng với nhau, ba loại tài sản không thuộc nhóm tài sản cốt lõi này đã ghi nhận khối lượng giao dịch với tổng giá trị lên tới 36,7 tỷ USD trên toàn khu vực vào năm 2021, cùng chiếm 18% tổng mức đầu tư vào thị trường bất động sản hiện tại. Con số này cũng cao gấp đôi so với 5 năm trước. Khi nhu cầu về tài sản của nền kinh tế mới tăng lên trong những năm gần đây, tài sản công nghiệp truyền thống cũng không bị bỏ lại phía sau.

Nhu cầu của các nhà đầu tư đối với nền kinh tế mới và các lĩnh vực công nghiệp đã được nhìn thấy đầy đủ trên các thị trường riêng lẻ vào năm 2021. Theo báo cáo từ Real Analytics, 14 khu vực đô thị hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương đã nhận được ít nhất 1 tỷ USD tiền đầu tư. Trong khi đó, vào năm 2015, số lượng khu vực đô thị nhận được khoản đầu tư với giá trị tương tự chỉ là 5.

Khác với các bảng xếp hạng truyền thống của châu Á Thái Bình Dương về đầu tư thương mại, sân chơi dành cho phân khúc công nghiệp đã bình đẳng hơn nhiều. Trong khi các thành phố cửa ngõ vẫn có đặc điểm nổi bật, thứ hạng linh hoạt hơn, những khu vực xa trung tâm và các thành phố hạng hai cũng dẫn thu hút được sự quan tâm nhiều hơn từ các nhà đầu tư. Tỉnh Nagoya, Nhật Bản là một trường hợp điển hình. Khoản đầu tư vào lĩnh vực bất động sản hậu cần tại thành phố có số lượng tàu điện ngầm nhiều thứ ba Nhật Bản đã tăng lên gần 1 tỷ USD kể từ năm 2020.

Tại châu Á, vùng thủ đô Seoul (bao gồm thủ đô Seoul và các vùng lân cận) gần như hoàn toàn thống lĩnh phân khúc bất động sản hậu cần, bỏ xa các khu vực phía sau. Đây là phân khúc có sự phát triển nhanh trong hai năm qua. Việc Hàn Quốc sở hữu những kho hàng tiên tiến, hiện đại kết hợp với nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp đã thu nhiều nhà đầu tư xuyên biên giới tới với xứ sở kim chi. Những công ty khởi nghiệp như GIC và ESR đã chính thức gia nhập thị trường bất động sản hậu cần tại Hàn Quốc, kết hợp với những cái tên cũ Heitman, Brookfield, Hines và Starwood Capital tạo nên một hệ sinh thái đa dạng trên thị trường.

Thị trường công nghiệp đa dạng của Thượng Hải cũng thu hút nhiều nhà đầu tư xuyên biên giới, những người có xu hướng tránh xa các văn phòng trung tâm truyền thống trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Gaw Capital, CapitaLand và Starcrest Capital Partners là cái tên nổi bật thực hiện giao dịch tại Thượng Hải trong năm 2021.

Theo báo cáo từ Real Analytics, những thành phố hàng đầu trong bảng xếp hạng chủ yếu đến từ các quốc gia lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Hong Kong, Nhật Bản. Khu vực Đông Nam Á cũng góp mặt một thành phố duy nhất là Singapore.

Anh Nguyễn (Rcanalytics)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.