CBRE dự báo tăng trưởng GDP tổng thể năm 2023 của khu vực là 3,6%. Tiến sĩ Henry Chin, Giám đốc Toàn cầu của Bộ phận Lãnh đạo Tư duy Nhà đầu tư & Trưởng phòng Nghiên cứu khu vực APAC của CBRE cho biết: “Hong Kong và Trung Quốc Đại lục đang dẫn đầu sự tăng trưởng về kinh tế và bất động sản. Riêng Hồng Kông đã trở nên hấp dẫn trở lại khi mọi người nhìn thấy giá trị của thành phố và việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại gần đây”.
Các ngành bị ảnh hưởng bởi đại dịch như văn phòng, khách sạn và bán lẻ sẽ phục hồi khá tốt, trong khi tăng trưởng ở phân khúc bất động sản công nghiệp & logistics dự kiến sẽ chậm lại. Giá thuê sẽ vẫn ổn định và nhu cầu của người thuê đang trên đà phục hồi.
Mặt khác, thị trường vốn sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất. Tuy nhiên, sau một quý đầu tiên của năm yên ắng, các thương vụ dự kiến sẽ được thực hiện khi lạm phát và lãi suất trong khu vực ổn định, với tổng khối lượng cho các hoạt động đầu tư dự kiến sẽ duy trì ở mức tương đương năm 2022.
Phân khúc văn phòng cho thuê quay trở lại
Theo Ada Choi, Trưởng phòng Quản lý và Thông tin Dữ liệu của CBRE APAC, xu hướng quay trở lại văn phòng ở khu vực đang tăng nhanh, thúc đẩy nhu cầu thuê văn phòng giá tốt.
“Các nguyên tắc cơ bản khá vững chắc, đặc biệt đối với các tòa nhà đáp ứng chỉ số Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) khiến Hong Kong trở thành điểm đến hấp dẫn bậc nhất khu vực APAC cho các nhà đầu tư quan tâm phân khúc văn phòng”, Ada Choi cho biết.
Ngành bán lẻ nhận thấy nhu cầu mở rộng tăng cao
Với hơn 70% các nhà bán lẻ có kế hoạch mở thêm cửa hàng tại các thị trường hiện tại của họ, hoạt động cho thuê đang quay trở lại. “Hầu hết thị trường đang chứng kiến sự tăng trưởng tích cực về giá thuê mặt bằng bán lẻ. Việc khách du lịch và người lao động quay trở lại văn phòng đang khiến các nhà bán lẻ chiếm nhiều không gian hơn, đặc biệt là tại các trung tâm mua sắm chính ở trung tâm thành phố lớn.
Điều này sẽ chuyển thành những khoản đầu tư tốt hơn cho những người quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ. Theo quan điểm của chúng tôi, ba thị trường hàng đầu là Hong Kong, Trung Quốc và Singapore”, Tiến sĩ Chin nói.
Việc mở cửa trở lại của Trung Quốc đại lục sẽ thúc đẩy lĩnh vực khách sạn
Sự quay trở lại của khách du lịch Trung Quốc đại lục và xu hướng đi du lịch để “trả thù” quãng thời gian đại dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy lĩnh vực khách sạn trên toàn khu vực với mức tăng trưởng khiêm tốn được dự báo cho năm 2023 trước khi quay trở lại mức ngang với thời điểm trước đại dịch vào đầu năm 2024.
Tiến sĩ Chin kỳ vọng sự phục hồi với phân khúc khách sạn ở khu vực APAC sẽ vượt xa phần còn lại của thế giới. “Chúng tôi dự đoán sự tăng trưởng với phân khúc khách sạn sẽ lớn hơn ở Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản và Hàn Quốc”, ông Chin nói.
Nhu cầu thuê và tăng trưởng giá thuê cho bất động sản khu công nghiệp & logistics chậm lại
Sự tăng trưởng trong lĩnh vực logistics, vốn trước đây được hưởng lợi từ sự gia tăng của ngành thương mại điện tử trong thời kỳ dịch Covid-19, hiện đang bình thường hóa trở lại.
Ông Choi giải thích: “Một số công ty thương mại điện tử cho biết họ vẫn đang phát triển, nhưng sẽ không cần nhiều không gian kho bãi như trước hoặc họ đã chậm lại trong việc giành không gian mới vì trước tiên họ muốn cải thiện hiệu quả hoạt động của mình”.
Dù các nguyên tắc cơ bản với phân khúc bất động sản khu công nghiệp & logistics vẫn tốt, nhưng chúng đang yếu đi so với thời điểm 5 đến 10 năm trước. Do đó, CBRE đã đưa ra khuyến nghị bán.
Tiến sĩ Chin cho biết: “Với việc định giá bị nén xuống mức thấp hơn và lãi suất tăng làm chậm các nguyên tắc cơ bản, chúng tôi nghĩ rằng đây là thời điểm tốt để bán các mặt bằng dịch vụ hậu cần nhằm thu tiền và tái phân bổ vốn cho các phân khúc khác”.
Quý II mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư
Đối với các nhà đầu tư muốn áp dụng một chiến lược trái ngược, đặc biệt là để có được tài sản chất lượng tốt trong các tòa nhà ở trung tâm và khu vực cửa ngõ, Tiến sĩ Chin cho rằng cơ hội có thể là khoảng ba tháng.
“Nếu bạn nhìn vào các cuộc khủng hoảng tài chính trong quá khứ, các tòa nhà chất lượng tốt nhất chỉ có mặt trên thị trường trong một hoặc hai tháng trước khi các nhà đầu tư chộp lấy chúng. Lần này cũng sẽ như vậy. Chúng tôi kỳ vọng sẽ thấy một đợt điều chỉnh giá trong quý II năm nay trước khi thị trường chuyển biến tích cực vào nửa cuối năm 2023”, ông Choi chia sẻ.
-
Châu Á – Thái Bình Dương sẽ đóng góp 55% vào tăng trưởng nhà ở toàn cầu
Tốc độ đô thị hóa và mức chi tiêu tăng là các động lực để khu vực này chiếm thị phần ngày càng lớn trong lĩnh vực bất động sản.
-
Nhà đầu tư đổ xô vào kho tự quản tại châu Á
Mô hình làm việc kết hợp tại văn phòng – tại nhà và sự bùng nổ thương mại điện tử đang thúc đẩy nhu cầu đối với các nhà kho tự quản.
-
Kết thúc hơn 2 thập kỷ tăng giá nhà tại châu Á – Thái Bình Dương
Theo phân tích được công bố gần đây của Moody's Analytics, khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đã chứng kiến mức tăng giá bất động sản đặc biệt kể từ đầu thiên niên kỷ. Nhưng giờ đây, mọi chuyện đang thay đổi.
-
Lãi suất giảm, kênh đầu tư nào vào tầm ngắm?
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng tại các ngân hàng lớn hầu hết giảm dưới 5.3%, nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển dòng tiền, đón đầu xu hướng phục hồi của thị trường bất động sản, giao dịch chuyển nhượng quý 4.2023 bùng nổ....
-
Thị trường bất động sản khó có thể trở lại như trước
Bất chấp tác động từ lãi suất thế chấp và khả năng chi trả tiền thuê nhà giảm, các chuyên gia dự đoán giá nhà trên toàn cầu khó có thể trở lại “bình thường” như trước đại dịch Covid-19....
-
Loạt doanh nghiệp địa ốc rục rịch bung hàng, nhà đầu tư bắt đầu hành trình “săn đất”
Hàng loạt dự án quy mô lớn trải dài từ Bắc vào Nam đa dạng phân khúc khởi động chiến dịch bán hàng; lãi suất vay mua nhà giảm, người dân rục rịch xuống tiền, chấp nhận mức giá “cắt lỗ” là những tín hiệu tích ...