Các diễn giả chia sẻ tại Hội thảo “Bất động sản phía Nam vượt qua thách thức và đón đầu cơ hội”. Từ trái qua lần lượt là ông Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên Đại học Fulbright, ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc Bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam và ông Hồ Bá Tình - Quản lý cấp cao Network CafeLand.
Trong năm 2024, các kênh đầu tư cá nhân như vàng, ngoại tệ, chứng khoán, gửi tiết kiệm… có nhiều biến động, nhưng ông Kiệt cho biết, bất động sản vẫn là kênh được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Trong quý 3, nguồn cung mới ở Hà Nội là 8.277 sản phẩm, trong khi đó ở TP.HCM chỉ có khoảng 127 sản phẩm mở bán mới. Thấp nhất so với 10 năm trở lại đây. Dù vậy, xét về số lượng chào bán thành công, lại có kết quả khá bất ngờ.
TP.HCM có lượng giao dịch thành công đạt hơn 2.000 sản phẩm, trong khi nguồn cung mới chỉ có hơn 100 sản phẩm. Chứng tỏ, nhu cầu thị trường vẫn đang duy trì ở mức ổn định, có sức hút. Tại TP.Hà Nội có mức độ hấp thụ tương đương nguồn cung cho thấy thị trường cũng rất sôi động.
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam.
Về giá bán, dù nguồn cung tăng hay giảm thì giá vẫn có chiều hướng tăng. Mức giá tăng trung bình tại TP.HCM hiện dao động khoảng 66 triệu đồng, tại Hà Nội là 64 triệu đồng, có sự khác biệt lớn so với trước đây. Thông thường, giá bán tại thị trường Hà Nội luôn thấp hơn TP.HCM khoảng 10-15%, nhưng hiện tại Hà Nội gần như ngang với TP.HCM, thậm chí dự kiến sẽ còn tăng hơn cả TP.HCM trong thời gian tới.
Giải thích cho vấn đề này, ông Kiệt cho biết nguyên nhân một phần là do nguồn cung mới của TP.HCM không nhiều, nên tốc độ tăng giá ở thị trường sơ cấp không có sự thay đổi lớn, chỉ từ 2-4%. Trong khi đó, Hà Nội nguồn cung dồi dào hơn và do có sự dịch chuyển về dòng đầu tư. Dẫn chứng là các nhà đầu tư phía Nam có xu hướng tìm về thị trường phía Bắc do nguồn sản phẩm đa dạng, chất lượng cao và nhiều dư địa để phát triển.
Một yếu tố quan trọng hơn nữa là Hà Nội có nền tảng phát triển hạ tầng khá tốt, tạo quỹ đất, dư địa mở rộng các đại đô thị lớn tập trung ở phía Tây và cả phía Đông Hà Nội.
Hà Nội sẽ là hạt nhân trong chu kỳ tiếp theo.
Với lượng sản phẩm dồi dào, cộng thêm các chủ đầu tư phía Nam ra Bắc để tìm quy đất phát triển dự án, kéo theo cả các nhà đầu tư quen thuộc của họ, nên tạo ra nhu cầu rất lớn đối với thị trường Hà Nội trong một thời gian rất ngắn.
Mặt khác, nếu xét về yếu tố thiết kế và chất lượng thì Hà Nội cũng gần như tiệm cận với TP.HCM, do các chủ đầu tư đã có kinh nghiệm phát triển, mặt bằng chất lượng đã ngang nhau giữa hai thị trường lớn này.
Về dự báo, nguồn cung dự kiến đến năm 2026 sẽ dồi dào hơn tại Hà Nội. Theo đó, CBRE dự báo thị trường Hà Nội sẽ có 38.000 sản phẩm, trong khi tại TP.HCM có khoảng 29.000 căn. Trong giai đoạn tới, Hà Nội được xem như hạt nhân của chu kỳ tiếp theo.
-
Trực tiếp Hội thảo: Bất động sản phía Nam vượt qua thách thức và đón đầu cơ hội
Sáng nay (24/10), Hội thảo "Bất động sản phía Nam vượt qua thách thức và đón đầu cơ hội" được tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, tài chính, bất động sản.
-
Chính sách bất động sản, xây dựng nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2024
Nhiều chính sách mới về bất động sản, xây dựng bắt đầu có hiệu lực từ tháng 11/2024. Trong đó, nổi bật là các quy định sau đây:
-
Điều chỉnh bảng giá đất theo thị trường là cần thiết nhưng phải cẩn trọng, đúng quy luật khách quan
“Việc điều chỉnh bảng giá đất theo sát giá thị trường là cần thiết; tuy nhiên, phải thực hiện cẩn trọng, theo đúng quy luật khách quan, không được nóng vội, đốt cháy giai đoạn” – đây là chia sẻ của Luật sư Phạm Thanh Hữu (Đoàn luật sư TP. HCM)....
-
Đánh giá thực chất việc thực hiện chính sách nhà ở, thị trường bất động sản
(Chinhphu.vn) - Chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, sáng 24/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần đánh giá thực chất tình hình thị trường bất động sản tại các địa phương, nơi nào thiếu nhưng k...