Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo “Bất động sản Việt Nam 2024: một năm nhìn lại” của đơn vị tư vấn, nghiên cứu thị trường Avison Young Việt Nam.
Vốn FDI đổ mạnh vào bất động sản
Tính đến hết tháng 11, tổng vốn FDI đăng ký đạt khoảng 31,38 tỷ USD, chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng chậm này phản ánh đúng thực tế khi kinh tế Việt Nam có độ mở và dòng vốn FDI trên toàn cầu đã suy giảm trong hai năm 2022 và 2023 do bất ổn kinh tế vĩ mô và căng thẳng địa chính trị.
Tuy vậy, niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài về triển vọng của thị trường Việt Nam vẫn tích cực và họ tiếp tục rót vốn vào các dự án đầu tư đã được phê duyệt, cấp phép tại đây.
Điều này được chứng minh qua tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Với đà tăng này, cộng với nỗ lực giải ngân vốn FDI dịp cuối năm, nhiều khả năng đến cuối năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam sẽ cao hơn năm ngoái và đạt mức kỷ lục mới trong giai đoạn 2019-2024.
Đáng chú ý, trong bối cảnh sản xuất toàn cầu chưa hồi phục hoàn toàn (vốn FDI đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 8,7% so với cùng kỳ) và các thị trường bất động sản lớn trên thế giới khá ảm đạm, dòng vốn FDI tại Việt Nam lại có xu hướng chảy nhiều hơn vào lĩnh vực bất động sản.
Trong 11 tháng, vốn FDI đăng ký vào ngành kinh doanh bất động sản tăng đến 89,1% so với cùng kỳ, đạt khoảng 5,63 tỷ USD. Dòng vốn FDI mạnh mẽ cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bất động sản Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Không chỉ đánh giá tích cực về các điều kiện chính sách, môi trường đầu tư, dân số hay đô thị hóa tại Việt Nam, nhà đầu tư còn nhìn thấy cầu vượt cung ở hầu hết các phân khúc chủ đạo như công nghiệp và hậu cần (I&L), nhà ở, văn phòng và bán lẻ. Do đó, những nỗ lực cải thiện khung pháp lý bất động sản và phát triển hạ tầng đang góp phần giúp thị trường ngày càng hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư quốc tế.
Ông David Jackson, Tổng Giám đốc Avison Young Việt Nam nhận định, những thay đổi lớn trong năm 2024 về chính sách, xu hướng đầu tư hay bối cảnh kinh doanh là cơ sở để chúng ta tiếp tục giữ tầm nhìn lạc quan về thị trường bất động sản Việt Nam.
“Do đó, khi các tín hiệu tích cực xuất hiện rõ hơn là lúc tái khởi động dòng vốn vào các giao dịch và sẵn sàng đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới”, ông nói.
Bất động sản nhà ở trên đà hồi phục
Theo Avison Young Việt Nam, năm 2024 thị trường nhà ở tiến triển tích cực hơn năm trước. Nguồn cung căn hộ mới xuất hiện từ nửa sau của năm và phần lớn là sản phẩm cao cấp.
Tại TP.HCM, hầu hết dự án mới tiệm cận phân khúc cao cấp trở lên, giá từ 72-142 triệu đồng/m2. Các dự án tái khởi động cũng công bố mức giá mới cao hơn trước. Còn tại Hà Nội, giá bán tăng đột biến vào đầu năm và về cuối năm vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Căn hộ trên 70 triệu đồng/m2 ở Hà Nội ghi nhận nhiều hơn vào quý 3 và giá sơ cấp toàn thị trường quý 4 tiếp tục tăng 2%-4% so với quý trước.
Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan về triển vọng của thị trường Việt Nam và tiếp tục triển khai vốn vào các dự án.
Phân khúc tầm trung tiếp tục khan hiếm ở TP.HCM và Hà Nội, mức giá bán phổ thông, tức dưới 38 triệu đồng/m2, hầu như biến mất. Giá bán liên tục tăng đẩy thị trường nhà ở rời xa giá trị căn bản, tăng rủi ro thanh khoản và khoảng cách giữa sản phẩm trên thị trường với mong muốn, nhu cầu và khả năng của số đông người mua nhà.
Trong khi đó, việc phát triển nhà ở giá bình dân gặp nhiều thách thức. Chính sách và nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội chưa đủ hấp dẫn, trong khi thủ tục đầu tư và thuê, mua nhà ở xã hội còn phức tạp.
Tuy nhiên, thị trường vẫn có cơ hội cải thiện nguồn cung theo hướng cân bằng hơn. Các dự án nhà ở thương mại phổ thông và nhà ở xã hội tại khu vực ngoại ô hoặc đô thị mới, nơi quỹ đất phát triển còn dồi dào và chi phí xây dựng không quá cao, được dự báo sẽ góp phần đưa thị trường trở lại quỹ đạo phát triển bền vững.
Điển hình vào cuối năm 2024, một số dự án nhà ở giá bình dân đã được giới thiệu tại huyện Bình Chánh (TP.HCM), Bình Dương và Đồng Nai.
Thêm vào đó, TP.HCM chuẩn bị bổ sung quỹ đất phát triển nhà ở thông qua kế hoạch xây dựng 11 khu đô thị TOD và đấu giá 22 khu đất quanh các nhà ga metro. Trong bối cảnh chi phí vốn tiếp tục tăng cao, các chủ đầu tư đang nhắm đến cơ hội từ quỹ đất này để cân bằng chi phí, giá bán và sản phẩm nhằm đảm bảo thanh khoản cũng như hiệu quả hoạt động của dự án trong tương lai.
-
M&A bất động sản: Cuộc chơi nằm trong tay những "ông lớn" nào?
Trong 9 tháng đầu năm 2024, hoạt động M&A bất động sản Việt Nam khá sôi động. Ngoài những cái tên quen thuộc như Gamuda Land, Capitaland, còn xuất hiện thêm các nhà đầu tư Nhật Bản mới như Sumitomo Forestry, Kumagai Gumi và NTT Group.
-
Năm 2024, nguồn cung bất động sản tăng trưởng mạnh
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng gần 81 nghìn sản phẩm bất động sản (BĐS) chào bán, tăng hơn 40% so với năm 2023.
-
Giá nhà Việt Nam đã gấp 60 năm thu nhập của một người, nhiều hơn mức tăng 20% trong một quý
Theo giới quan sát thị trường, tốc độ tăng giá bất động sản ở Việt Nam đã tăng chóng mặt, gấp đâu đó khoảng 60 năm thu nhập của một người. Cũng có ý kiến cho rằng, mức tăng giá nhà tại Việt Nam đã tăng nhiều hơn 20%/quý, cần có sự can thiệp của Nhà n...
-
Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu
Theo công bố của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Phú Thọ Land vừa hoàn tất phát hành lô trái phiếu mã PTJCB2425001 có tổng giá trị 950 tỷ đồng.