24/10/2024 9:00 AM
Sáng nay (24/10), Hội thảo "Bất động sản phía Nam vượt qua thách thức và đón đầu cơ hội" được tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, tài chính, bất động sản.

Trực tiếp Hội thảo: Bất động sản phía Nam vượt qua thách thức và đón đầu cơ hội- Ảnh 1.

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia:

- Ông Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên Đại học Fulbright

- Ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam

- Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc Bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam

- Ông Hồ Bá Tình - Quản lý cấp cao Network CafeLand

9h: Bắt đầu hội thảo

PHẦN 1: THAM LUẬN CỦA CÁC DIỄN GIẢ

Ông Nguyễn Xuân Thành: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2024 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng trưởng GDP quý 3 đạt 7,4%.

Tăng trưởng kinh tế đang được thúc đẩy bởi các yếu tố chính là tăng trưởng công nghiệp hướng vào xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư công.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, tăng trưởng công nghiệp hướng vào xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng không chỉ hồi phục so với 2023 mà còn mạnh hơn so với phục hồi hậu Covid năm 2022. Còn về đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng tốt cả về vốn đăng ký và vốn giải ngân, mặc dù không có sóng lớn.

Trong khi đó, đầu tư công hiện tại không còn là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Thực tế, đầu tư công năm 2024 ướt đạt 679.000 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 320.000 tỷ đồng, đạt 47,3% so với kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, con số này thấp hơn đáng kể so với năm 2023 (51,4%). Với kinh tế trong nước, tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình tăng chậm. Đầu tư của doanh nghiệp tư nhân chững lại.

Theo ông Thành, điều này chủ yếu là do thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng bởi giảm việc làm do giảm xuất khẩu năm 2023. Ngoài ra, tiết kiệm và tài sản của người dân cũng bị ảnh hưởng bởi thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản giai đoạn 2021-2023.

Đầu tư của doanh nghiệp tư nhân chững lại chủ yếu do tâm lý sợ rủi ro tài chính và pháp lý.

Ông Nguyễn Xuân Thành nhận định, tăng trưởng GDP tháng đầu năm 2024 đang ở mức cao, nhưng cảm nhận của người dân và doanh nghiệp là kinh tế vẫn khó khăn.

Sức mua trong thị trường nội địa rất ít, nên áp lực làm phát không còn là vấn đề quan ngại. Theo tôi, mức lạm phát kiểm soát năm 2024 nằm trong khoảng 3%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu là 4-4,5%. Điều này nhằm nới lỏng thêm chính sách tài khoá. Dự kiến sức mua phục hồi nội địa tăng hơn trong năm tới thì áp lực lạm phát sẽ lớn hơn.

Thứ 2 là tăng trưởng tín dụng, tính đến 30/9 tính dụng tăng 9%., tháng 9 so với cùng kỳ tín dụng tăng 16%. Thách thức lớn là tín dụng hiện nay tăng 16% nhưng cung tiền chỉ tăng 12%. Thực chất nhu cầu tín dụng của nền kinh tế chỉ tăng 10 -–11%, từ giờ đến cuối năm, nhu cầu thực đối với tín dụng sẽ tăng mạnh thực tế như trong tháng 8, 9 và đầu tháng 10 nhu cầu tăng mạnh, tạo áp lực lãi suất.

Triển vọng tăng trưởng năm 2025

Chính phủ đang muốn đặt mục tiêu tăng trưởng rất cao cho năm cuối nhiệm kỳ, tăng trưởng GDP 6,5-7% (kịch bản cơ sở), nhưng mong muốn đạt mức cao: 7-7,5%. Mục tiêu kiểm soát lạm phát: 4,5%. Xuất khẩu dự báo tăng 10-14% nhưng không còn là con số ấn tượng.

Về chính sách tiền tệ và tín dụng, theo ông Thành, với việc Fed và nhiều NHTW đã bước vào chu kỳ giảm lãi suất điều hành, chính sách tiền tệ ở

Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở trạng thái nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng. Ông dự báo mặt bằng lãi suất sẽ giảm 0,7% trong năm tới nhưng lạm phát sẽ tăng.

Về chính sách tài khóa, vẫn đẩy mạnh tăng thu ngân sách với dự toán tổng thu NSNN đạt 1,96 triệu tỷ đồng, tăng 15,6%. Thâm hụt ngân sách 471,5 nghìn tỷ đồng (3,8%GDP), nợ công 36-37%GDP.

Chính phủ sẽ đẩy mạnh đầu tư công với dự kiến kế hoạch vốn đạt 791 nghìn tỷ đồng, tăng 16,5% so với kế hoạch năm 2024.

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt: Nhu cầu nhà ở tại TP.HCM vẫn suy trì sức hút, Hà Nội sẽ là hạt nhân của chu kỳ tiếp theo.

Trong năm 2024, so sánh từ các kênh đầu tư cá nhân như vàng, ngoại tệ, bất động sản… có nhiều biến động, ông Kiệt cho biết, bất động vẫn là kênh được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đã có sự khác nhau rõ rệt. Trong quý 3, nguồn cung mới ở Hà Nội là 8.277 sản phẩm , trong khi đó ở TP.HCM chỉ có khoảng 127 sản phẩm mở bán mới. Thấp nhất so với 10 năm trở lại đây.

Xét về số lượng chào bán thành công, thì lại có kết quả khá bất ngờ, khi TP.HCM có lượng giao dịch thành công đạt hơn 2.000 sản phẩm, trong khi nguồn cung mới chỉ có hơn 100 sản phẩm. Chứng tỏ, nhu cầu thị trường vẫn đang duy trì ở mức ổn định, có sức hút nhất định. Tại TP Hà Nội có mức độ hấp thụ tương đương nguồn cung cho thấy thị trường này đang rất sôi động.

Về giá bán, dù nguồn cung tăng hay giảm thì giá vẫn có chiều hướng tăng. Mức giá tăng trung bình tại TP.HCM hiện dao động khoảng 66 triệu đồng, trong khi đó ở Hà Nội đã đạt 64 triệu đồng. Thông thường, so với trước đây, thị trường Hà Nội luôn thấp hơn TP.HCM khoảng 10-15 triệu, nhưng hiện tại Hà Nội gần như ngang với TP.HCM, thậm chí dự kiến sẽ còn tăng hơn cả TP.HCM vào những năm tới.

Về dự báo nguồn cung dự kiến đến năm 2026 sẽ dồi dào hơn tại Hà Nội. Theo đó, CBRE dự báo thị trường Hà Nội sẽ có 38.000 sản phẩm, trong khi tại TP.HCM có khoảng 29.000 căn. Trong giai đoạn tới, Hà Nội được xem như hạt nhân của chu kỳ tiếp theo.

Thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức, do đó các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần linh hoạt, sáng tạo, sử dụng thông tin thị trường hiệu quả để có thể trụ vững trên thị trường. Có thể nhận thấy xu hướng của thị trường trong giai đoạn mới là:

Đối với nhà đầu tư cá nhân:

- Thị trường phục hồi với hành lang pháp lý mới

- Lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng phát triển thực sự

- Xu hướng lãi suất giảm và các chính sách hỗ trợ từ nhà đầu tư

- Ưu tiên lựa chọn các dự án có tính pháp lý rõ ràng, an toàn

- Lựa chọn đa dạng cho cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp

- Thận trọng với xu hướng tăng giá nhanh của thị trường

Đối với doanh nghiệp bất động sản

- Giải tỏa các vấn đề pháp lý cho các dự án

- Ưu tiên tập trung vào tiến độ triển khai xây dựng và hoàn thiện dự án

- Ưu tiên nhu cầu ở thực và các chính sách hỗ trợ mua nhà

- Tập trung vào năng lực tài chính cho quá trình triển khai

- Nhiều phương pháp hợp tác với các chủ đầu tư, quỹ đầu tư…

- Ưu tiên tập trung vào nguồn sản phẩm có pháp lý rõ ràng

PHẦN 2: TỌA ĐÀM

Câu hỏi của một nhà đầu tư cá nhân gửi lúc 11h:36:

Hướng giải pháp cho các nhà đầu tư cá nhân đang “mắc kẹt” tại các thị trường bất động sản tỉnh như Bình Phước, Long An, Lâm Đồng?

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt
Giám độc bộ phận tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam

Theo tôi, đây là một trong những cái hệ lụy của các cơn sốt đất xuất hiện khi thị trường đi lên quá nhanh, diễn ra một cách bất thường. Hiện các thị trường này không tăng như kỳ vọng của nhà đầu tư.

Trong bối cảnh vào các khoản mục đầu tư có tính thanh khoản giảm, nhà đầu tư cần phải xác định kỳ vọng đầu tư của mình là gì?

Nếu không đủ khả năng, vay tiền mua và đang chịu áp lực về lãi suất lớn thì bắt buộc phải thoát hàng, chịu lỗ. Nếu đủ khả năng và tiềm lực tài chính thì có thể để đó 5 -7 năm, đầu tư dài hạn chờ đợi tăng giá.

Ông Hồ Bá Tình - Quản lý cấp cao Network CafeLand gửi lúc 11h:18

Tại sao giá căn hộ tại Hà Nội lại tăng nhanh và dự báo trong quý 4 và năm tiếp theo thì mức tăng giá của Hà Nội sẽ bao nhiêu và chênh lệch như thế nào so với TP.HCM?

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt
Giám độc bộ phận tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam

Nếu cách đây từ 3-5 năm giá tại Hà Nội luôn thấp hơn TP.HCM, trung bình từ 10-15%. Nhưng hiện tại Hà Nội đã tiệm cận với TP.HCM, một phần là do nguồn cung mới của TP.HCM không nhiều, nên tốc độ tăng giá ở thị trường sơ cấp không có sự thay đổi lớn, chỉ từ 2-4%. Trong khi đó, Hà Nội nguồn cung dồi dào hơn và do có sự dịch chuyển về dòng đầu tư. Dẫn chứng là các nhà đầu tư phía Nam có xu hướng tìm về  thị trường phía Bắc do nguồn sản phẩm đa dạng, chất lượng cao và nhiều dư địa để phát triển.

Một yếu tố quan trọng hơn nữa là Hà Nội có nền tảng phát triển hạ tầng khá tốt, tạo quỹ đất, dư địa mở rộng các đại đô thị lớn tập trung ở phía Tây và cả phía Đông Hà Nội.

Với lượng sản phẩm dồi dào, cộng thêm các chủ đầu tư phía Nam cũng ra Bắc để tìm quy đất phát triển dự án, kéo theo cả các nhà đầu tư quen thuộc của họ, nên tạo ra nhu cầu rất lớn đối với thị trường Hà Nội trong một thời gian rất ngắn.

Mặt khác, nếu xét về yếu tố thiết kế và chất lượng thì Hà Nội cũng gần như tiệm cận với TP.HCM, do các chủ đầu tư đã có kinh nghiệm phát triển, mặt bằng chất lượng đã ngang nhau giữa hai thị trường lớn này.

Nói chung, Hà Nội có lợi thế về hạ tầng, quỹ đất phát triển dự án rất dồi dào, sự quan tâm đặc biệt của chủ đầu tư, lẫn nhà đầu tư trong cùng một thời điểm và yếu tố tâm đã làm cho mức độ hấp thụ các dự án tăng hơn nhiều so với trước đây.

Cũng theo ông Kiệt, với nguồn cung từ TP.HCM vẫn còn rất ít thì dư địa và cơ hội để tạo ra sự tăng giá sẽ không cao. Từ đây đến cuối năm thị trường TP.HCM vẫn giữ mức giá trung bình dao động từ 2-3%. Nhưng ở Hà Nội đã có mức giá cao từ 5-6% nên có thể sẽ chạm ngưỡng TP.HCM, thậm chí còn có khả năng vượt.

Ông Hồ Bá Tình - Quản lý cấp cao Network CafeLand gửi lúc 11h:11

Theo ông nhà đầu tư làm sao để tận dụng cơ hội để TP.HCM có những chính sách mới phát triển kinh tế như TOD?

Ông Sử Ngọc Khương
Giám đốc Cấp cao Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam

Thực ra, cái quan trọng nhất là chính sách, chính sách đi đầu tiên là quy hoạch. Quy hoạch đóng vai trò then chốt đến thị trường bất động sản TP.HCM trong thời gian tới.

Tôi cho rằng khi các phương án được thông qua, các mô hình liên quan đến nguồn vốn rõ nét hơn.

Thứ nhất, quyết tâm chính trị của một quy hoạch.

Thứ hai là năng lực tài chính thực hiện quy hoạch đó như mô hình, phương án, nguồn vốn…

Thứ ba là năng lực triển khai quy hoạch.

Tôi cho rằng để bất động sản phía Nam quy hoạch được thông qua thể hiện rõ quyết tâm chính trị trong các mô hình kinh tế như TOD. Tôi kỳ vọng tới quy hoạch TPHCM sẽ được thông qua. Đây là vấn đề lớn đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Quy hoạch chung TPHCM có vai trò quan trọng trong việc thực hiện cơ sở hạ tầng này, tác động lớn đến kinh tế vùng.

Ông Hồ Bá Tình - Quản lý cấp cao Network CafeLand gửi lúc 11h:00

Xin hỏi anh Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, theo anh chu kỳ sắp tới trên thị trường bất động sản sẽ như thế nào?

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt
Giám độc bộ phận tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt: Bất động sản Việt Nam sau đại dịch đi xuống cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên có yếu tố tích cực đó là việc Chính phủ đẩy nhanh áp dụng sớm các luật lớn liên quan đến thị trường bất động sản cho thấy Chính phủ có sự quan tâm thị trường này. Trên thực tế, BĐS không đơn thuần là một ngành nghề mà nó đến rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Vì vậy việc các luật có hiệu lực sớm kỳ vọng sẽ nhữngthay đổi mới tích cực hơn.

Các luật mới mở nhiều hơn là siết, mở rộng hơn để giải quyết những ách tắc liên quan đến pháp lý các dự án. Đây là ngành có yếu tố quan trọng và Chính phủ đẩy nhanh việc quản lý chặt chẽ để thị trường đi theo một chu kỳ mới, thuận lợi và bền vững hơn.

Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có điểm tích cực về nhu cầu, dù giá bán ở TP.HCM vầ Hà Nội vẫn ta cao nhưng mức độ hấp thụ vẫn rất tốt. Tức là trên thị trường vẫn có một lượng lớn nhà đầ tư quan tâm. Bên cạnh đó, có một lượng lớn người dân có nhu cầu về nhà ở.

Các chủ đầu tư chia sẻ các ách tắc đang được tháo gỡ mặc dù không nhanh như kỳ vọng. Bên cạnh đó có những dự án gặp ách tắc về tài chính nhưng những vướng mắc về tài chính này chủ yếu đến từ pháp lý.

Tôi nhìn thấy tín hiệu tích cực trong chu kỳ tiếp theo bởi tốc độ đô thị hóa Việt Nam rất nhanh, nhu cầu nhà ở rất lớn nhưng vấn đề đâu là sản phẩm để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển.

 

Ông Hồ Bá Tình - Quản lý cấp cao Network CafeLand gửi lúc 10h:45

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, bức tranh kinh tế Việt Nam 3-5 năm tới ra sao?

Ông Nguyễn Xuân Thành
Giảng viên cao cấp Đại học Fulbright Việt Nam

Nói về chu kỳ của nền kinh tế thì có lẽ trong thời gian tới sẽ rút ngắn hơn, chu kỳ trước đây có thể là 15 năm thì bây giờ có thể 5 năm hoặc 10 năm. Mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh, cuối năm đã khác đầu năm. Tuy nhiên có điểm tích cực là các chính sách ra đời và người ta muốn làm ngay để có tác động ngay. Chẳng hạn như mục tiêu khởi công 1.600km đường sắt cao tốc vào năm 2027.

Theo quan sát của tôi, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam nước ngoài vì nhiều chính sách thay đổi rất nhanh, họ lạc quan vì tin niềm tin trong dài hạn nhưng họ vẫn không xuống tiền mà vẫn đợi. Câu chuyện 2025 như thế nào chưa thể hấp dẫn với họ và họ có thể đợi những quyết sách trong 10 năm, 20 năm tới như thế nào.

Ông Hồ Bá Tình - Quản lý cấp cao Network CafeLand gửi lúc 10h:40

Xin hỏi ông Sử Ngọc Khương, là người làm việc thường xuyên với các nhà đầu tư ngoại có sự quan tâm đến thị trường BĐS Việt Nam, họ đánh giá thế nào về thị trường BĐS Việt Nam hiện nay?

Ông Sử Ngọc Khương
Giám đốc Cấp cao Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam

Với góc nhìn của các nhà đầu tư, không có thị trường đầu tư nào hoàn hảo, đối với thị trường đang phát triển như Việt Nam nhà đầu tư rất quan tâm đến tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, thứ hai là tỷ giá hối đoái, thứ ba là liên quan đến vấn đề thu nhập bình quân đầu người.

Theo các nhà đầu tư nước ngoài, lợi thế của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn là câu chuyện an toàn về mặt chính sách, với tăng trưởng hơn 6% trong 10 năm qua là câu chuyện mà các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm đến. Năm 2011 quy mô GDP khoảng 150 tỷ, 10 năm qua quy mô nền kinh tế xấp xỉ 500 tỷ, đây là điểm ổn định nổi bật mà các nhà đầu tư ngoại nhìn thấy từ chính sách của ta.

Có một điểm mà thị trường đang kỳ vọng rất lớn là các luật liên quan đến thị trường BĐS có hiệu lực sớm, tuy nhiên cần thời gian để phản ứng của nền kinh tế, phản ứng của xã hội và còn cần thời gian để có các thông tư hướng dẫn. Chính vì vậy, mà tác động của các luật đến thị trường bất động sản cần có thời gian.

Nhóm PV
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.