Theo Kallanish, thị trường nhập khẩu phôi thép ở Đông Nam Á đã chậm chạp trong tuần trước. Các nhà nhập khẩu phôi thép trong khu vực ASEAN đứng ngoài cuộc vì giá thép thành phẩm không thể theo kịp với sự tăng giá mạnh của phôi thép.
Tại thị trường Việt Nam, hiện chào giá phôi thép lò cảm ứng đang ở mức 780-785 USD/tấn CFR. Tuy nhiên, giá mua tại Việt Nam dưới giá chào trong bối cảnh thị trường trầm lắng là do thiếu thanh khoản.
Thị trường phôi thép ASEAN giảm do nhu cầu chậm chạp
Tại Manila, phôi thép vuông 150mm trong khu vực được chào bán với giá 820-825 USD/tấn CFR và phôi EAF 120/130mm ở mức 820-830 USD/tấn CFR.
Theo các nguồn tin thương mại khu vực, các giao dịch đối với phôi thép cảm ứng của Thái Lan đang ở mức dưới 800 USD/tấn CFR.
Nhu cầu phôi thép trong khu vực ASEAN chậm chạp cùng với giá phôi thép đã tăng khoảng 30% kể từ tháng trước đã ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này. Theo đó, giá phôi thép tăng quá mạnh khiến thị trường thép thành phẩm cũng theo đó mà giảm.
Hiện giá thép ở thị trường trong nước liên tục tăng mạnh trong khoảng 1 tháng gần đây và chưa có dấu hiệu sẽ hạ nhiệt. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá các nguyên, nhiên liệu sản xuất thép tăng trở lại ở mức cao đã khiến giá thép bị đẩy lên cao.
VSA cho rằng, triển vọng thị trường thép Việt Nam năm 2022 sẽ tốt hơn khi Chính phủ ban hành chỉ đạo ổn định và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng linh hoạt với đại dịch Covid-19 xuyên suốt.
-
Giá thép ở Trung Quốc giảm ngay trong mùa cao điểm
Giá thép thanh vằn và thép cuộn cán nóng của Trung Quốc giảm đáng kể mặc dù đang trong mùa cao điểm của thị trường bất động sản.
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
10 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 10,5 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.
-
Tại sao các tập đoàn logistics lớn đang săn lùng container “made in Vietnam”?
Container "made in Vietnam" đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các tập đoàn logistics lớn đến từ Mỹ, Brazil và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…