Cụ thể, sản lượng tiêu thụ thép trong tháng 3 và tháng 4 của Trung Quốc đã giảm đáng kể do đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn các hoạt động công nghiệp. Theo đó, sản lượng bán hàng các sản phẩm thép như thép cây, thép cuộn, thép cuộn cán nóng và các loại khác đã giảm 3% trong tuần này so với tuần trước đó, theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu sản xuất và tồn kho do công ty tư vấn Mysteel công bố.
Các chuyên gia nhận định, hiện tại thị trường bất động sản vẫn còn nhiều bất ổn ở Trung Quốc đã làm sụt giảm tiêu thụ thép và quặng sắt, dẫn đến tồn kho quặng sắt bắt đầu gia tăng. Tuy nhiên, bất chấp nhu cầu giảm, các nhà sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục tăng sản lượng khi chính phủ đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng.
Sản lượng tiêu thụ thép của Trung Quốc đã giảm đáng kể do đại dịch Covid-19
Giá thép thanh vằn giao dịch nhiều nhất, được sử dụng làm vật liệu xây dựng, trên Sàn giao dịch Thượng Hải giao tháng 10 giảm 1,2% xuống còn 5.070 nhân dân tệ/tấn (797,16 USD) vào ngày 7/4 vừa qua.
Thép cuộn cán nóng – nguyên liệu được sử dụng trong ô tô và thiết bị gia dụng cũng giảm 1% xuống 5.228 nhân dân tệ/tấn. Theo đó, Hiệp hội công nghiệp ô tô của nước này dự kiến doanh số bán ô tô của Trung Quốc sẽ giảm 11% trong tháng 3 vừa qua.
Tương tự, giá thép không gỉ trên sàn Thượng Hải giao tháng 5 cũng ghi nhận giảm 0,8% xuống 20.365 nhân dân tệ/tấn. Giá thép cũng theo dõi giá nguyên liệu thô giảm trên Sàn giao dịch Đại Liên.
Đặc biệt, bên cạnh việc giá thép các loại giảm đáng kể thì giá quặng sắt cũng chung tình trạng tương tự. Cụ thể giá quặng sắt giao tháng 9 giảm tới 3,9% xuống 892 nhân dân tệ/tấn, rút lui so với mức tăng hơn 4% trong phiên trước. Kết thúc phiên giảm 3% ở mức 900 nhân dân tệ/tấn.
Giá quặng sắt 62% giao ngay được ghi nhận không đổi trong phiên thứ ba liên tiếp và hiện đang ở mức 159,5 USD/tấn vào thứ Tư.
Ngoài ra, giá các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng bị xáo trộn, với giá than luyện cốc tại Đại Liên giảm 0,4% xuống 3.200 nhân dân tệ/tấn trong khi giá than cốc kỳ hạn tăng 0,4% lên 4.050 nhân dân tệ/tấn.
Mặc dù giá thép ở Trung Quốc đang diễn biến theo chiều hướng giảm do nhu cầu về thị trường, tác động từ giá thành nguyên liệu sản xuất, ở thị trường Việt Nam, giá thép xây dựng hôm nay vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao sau đợt tăng giá vào giữa tháng 3 vừa qua.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá các nguyên, nhiên liệu sản xuất thép tăng trở lại ở mức cao đã khiến giá thép trong nước bị đẩy lên cao và chưa có dấu hiệu sẽ hạ nhiệt. Tính từ đầu năm đến nay, giá thép đã tăng 7 lần lên mức hơn 19 triệu đồng/tấn.
-
Ngành thép đang đối diện với ba rủi ro lớn
Tiếp nối đà tăng trưởng trong năm 2021, ngành thép Việt Nam bước vào năm 2022 với những tín hiệu lạc quan khi kinh tế dần hồi phục sau đại dịch Covid-19. Các doanh nghiệp thép có thêm cơ hội để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng đang đối diện với ba rủi ro lớn.
-
“Pháp sư” Trung Hoa lại khiến cả thế giới sửng sốt: Chỉ mất 6 giây để hoàn thành quy trình sản xuất thép, nhanh gấp 3.600 lần so với lò cao truyền thống
Công nghệ sản xuất thép này có thể hoàn thành quy trình sản xuất trong vòng chỉ 3-6 giây, nhanh hơn nhiều so với thời gian 6 giờ của các lò cao truyền thống. Đây hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp thép toàn cầu....
-
Diễn biến đáng chú ý trên thị trường THÉP CHẤT LƯỢNG CAO, loại vật liệu nhiều ngành công nghiệp đều cần
Thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Nếu tự chủ được, các ngành như đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất ô tô, container... sẽ bớt phụ thuộc chuỗi cung ứng HRC ngoại....
-
Chuyển động mới tại Thép Hòa Phát Hải Dương sau động thái mở cửa lại lò cao công suất 1,2 triệu tấn/năm
Năm 2023, nhà sản xuất thép này đã dừng hoạt động 1 lò cao công suất 1,2 triệu tấn/năm tại Khu liên hợp gang thép Hải Dương để bảo dưỡng, chuẩn bị cho các đợt sản xuất mới trong năm nay.