Theo ông Tuấn, hiện rất nhiều tài sản, tài nguyên du lịch của Việt Nam đang được phân bổ cho những nhà đầu tư không xứng tầm. Những nhà đầu tư này không có tiềm lực về tài chính, không có kinh nghiệm cũng như tham vọng đủ lớn để đưa tài nguyên địa phương phát triển trở thành tài sản quốc gia.
“Sau khi được địa phương phân bổ một tài sản, họ rào lại, bán vé thu tiền và chấm hết”, ông Tuấn phát biểu. Theo ông, để phát triển được các đô thị biển bài bản cần những doanh nghiệp tốt có năng lực quản trị, tiềm lực về tài chính cũng như tham vọng lớn.
“Nhìn vào khu du lịch thác Camly rất chua xót, mất luôn cả tài nguyên không thể phục hồi”, ông Tuấn lấy ví dụ, từ đó đưa ra nhận định về các khu đô thị biển phải đi cùng các tiện ích thương mại, lưu trú, thể thao thay vì theo cách tiếp cận thông thường là xây tòa nhà rồi gom cộng đồng dân cư vào sống hỗn tạp rồi gọi đó là đô thị.
“Phải có những doanh nghiệp biết nghĩ lớn, làm lớn để trở thành “con sếu đầu đàn” dẫn dắt nền kinh tế”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn trình bày tham luận tại Hội thảo
Chuyên gia của Đại học Fulbright Việt Nam cũng nói thêm, trong câu chuyện cung cầu, chúng ta đang thừa về số lượng nhưng thiếu về mặt chất lượng. Tức là chúng ta phát triển rất nhiều, các nhà đầu tư không có năng lực cũng tham gia vào tạo ra những sản phẩm thiếu chất lượng yêu cầu của thị trường.
Theo ông Tuấn, nhiều chủ đầu tư đang phát triển dự án với bức tranh đơn sắc, thiếu đi sự thu hút. Trong khi đó, đô thị phải có bản sắc, phải có môi trường sống tốt.
Thời của đô thị biển
Theo ông Tuấn, Việt Nam có nhiều tiềm năng khi có đường bờ biển dài 3.260km, kéo dài từ Quảng Ninh đến đất mũi Cà Mau. Việt Nam có 19 khu kinh tế biển với quy mô 47-48% GDP của cả nước, chủ yếu khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải, dịch vụ cảng biển, và một phần là du lịch. Vẫn có những vùng trống để phát triển đô thị biển, du lịch một cách bài bản.
Ông Tuấn cho rằng, bài toán đặt ra trong thập niên tới là thúc đẩy tăng đô thị hoá. Đây không chỉ là động lực lớn, với các địa phương có tỷ lệ đô thị cao như TP.HCM hay Hà Nội mà đặc biệt là các tỉnh thành có nền tảng thấp về công nghiệp hoá, đô thị hoá.
Nói về tiềm năng của kênh đầu tư tài sản thứ 2 (second home), Việt Nam có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh thứ 2 thế giới trong thập kỷ qua. Đây là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển các khu đô thị ven biển. Tầng lớp trung lưu sẽ dẫn đến thay đổi cấu trúc tiêu dùng của xã hội. Sau khi đã an cư lạc nghiệp, họ sẽ có nhu cầu ngôi nhà thứ hai.
“Nếu đầu tư hết vào TP.HCM khi thành phố có chính sách nào đó là trở ngại của bất động sản, giống như bỏ hết trứng vào một rổ. Vì vậy, nếu đầu tư vào khu vực lân cận như Đồng Nai, Phan Thiết sẽ có nhiều cơ hội được mở ra”, ông Tuấn nói.
Thêm vào đó, hạ tầng phát triển nhanh cũng là một trong động lực thúc đẩy tích cực. Cơ cấu dân số già tạo ra những cơ hội lớn. Du lịch chăm sóc sức khỏe cho người già và du lịch hưu trí sẽ có cơ hội phát triển.
Ông Phạm Lâm, Chủ tịch DKRA Vietnam, cũng lạc quan cho rằng dù cho hiện tại nhiều người cho rằng cung đang vượt cầu, nhưng vấn đề này, kể cả những ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, chỉ mang tính tạm thời. Điều quan trọng nhất với bất động sản nghỉ dưỡng biển là năng lực của chủ đầu tư, mô hình dự án như thế nào.
“Trên thực tế, dù trải qua rất nhiều thăng trầm nhưng trong 10 năm qua, giá đã tăng gấp 3 đến 4 lần tùy theo thị trường. Trong đó, sự phát triển của hạ tầng đóng vai trò quyết định trong việc đẩy giá bất động sản tăng nhanh hơn”, ông Lâm cho biết, đồng thời dự báo thị trường sẽ tiếp tục tiếp tục tăng trong tương lai, đặc biệt các thị trường mới nổi sẽ có dư địa tăng trưởng lớn hơn.
Theo ông Lâm, ngoài những thị trường bất động sản nghỉ dưỡng quen thuộc như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Nha Trang, Quảng Nam, Đà Nẵng và Phú Quốc, trong thời gian tới sẽ xuất hiện thêm những thị trường mới như Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Huế, Quảng Bình và Quảng Trị. Các địa phương này sẽ thu hút du khách nhờ vào lợi thế thiên nhiên, môi trường còn hoang sơ, chưa bị khai phá nhiều. Cùng lúc đó, các chủ đầu tư lớn đang đổ bộ vào đây với các dự án quy mô hơn, bài bản hơn sẽ tạo thêm các giá trị mới cho du lịch và phát triển đô thị.
-
Quy hoạch đô thị biển, nhìn rộng hơn từ Bình Định
Quy hoạch không gian biển đang cho thấy không ít điều bất hợp lý, nhưng cũng đã hé lộ những địa phương với cách nghĩ, cách làm mới.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.
-
Công suất phòng tại Nha Trang, Phú Quốc tăng vọt 40-50%
Bước sang năm 2024, thị trường lưu trú Việt Nam ghi nhận sự cải thiện công suất phòng rõ rệt qua từng tháng, nhờ đó góp phần cải thiện chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có (RevPar), theo Savills Hotels....