Thương vụ đáng chú ý nhất phải kể đến là Novaland chính thức trở thành nhà phát triển dự án Grand Sentosa tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Đây vốn là dự án Kenton Residences do Công ty Tài Nguyên làm chủ đầu tư.
Khởi công năm 2009 và mở bán vào đầu năm 2010, nhưng chỉ vài tháng sau thị trường bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng khiến dự án bị ngưng lại. Năm 2017, dự án được công bố khởi động lại với số vốn hơn 1 tỉ USD và được đổi tên thành Kenton Node với nhiều hạng mục công trình như căn hộ ở, khách sạn, trung tâm dịch vụ, nhà hát, trường học, phòng khám quốc tế.
Thời điểm đó, dự án được kỳ vọng sẽ hồi sinh sau nhiều năm đắp chiếu với nguồn vốn hơn 1.000 tỉ đồng từ ngân hàng BIDV và Maritime. Tuy nhiên, dự án một lần nữa ngưng lại một năm sau đó. Thậm chí, dự án này còn được dùng làm tài sản thế chấp cho khoản nợ 4.000 tỉ đồng của Công ty cổ phần Phát triển Tài Nguyên và nhiều lần bị BIDV đưa ra đấu giá để thu hồi nợ.
Về tay Novaland, Grand Sentosa được kỳ vọng sẽ đi vào vận hành vào năm 2024. Ảnh: Nguyễn Văn
Không chỉ Kenton, dự án The Global City, trước đây có tên gọi là Sài Gòn Bình An, cũng chính thức về tay đơn vị phát triển mới là Masterise Homes vào tháng 1/2022. Dự án này trước đây của Công ty HimLam, sau đó được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mua lại và nay về tay Masterise Homes.
Tọa lạc tại phường An Phú, thành phố Thủ Đức, siêu dự án này có quy mô 117,4 ha, bao gồm các cấu phần cao tầng, thấp tầng, villa, nhà ở xã hội, tiện ích y tế và hành chính, một trung tâm thương mại hạng A diện tích 125.000 m2 và các tiện ích khác để tạo ra một khu đô thị phức hợp.
Một dự án khác là SwanBay trên đảo Đại Phước, Đồng Nai cũng có thông tin đổi chủ khi 2 cổ đông nước ngoài đóng góp 92% cổ phần đã không còn tên trong danh sách cổ đông của Công ty cổ phần Vina Đại Phước, chủ đầu tư dự án này. Một số thông tin cho rằng dự án sẽ về tay một doanh nghiệp bất động sản trong nước. Hiện hai bên đang hoàn tất các thủ tục pháp lý cuối cùng.
Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam, dự báo trong năm nay, thị trường bất động sản nhiều khả năng sẽ tiếp tục sôi động với nhiều thương vụ M&A. Các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hùng mạnh sẽ rút ngắn thời gian tham gia thị trường với từng dự án cụ thể trong bối cảnh quỹ đất ngày càng hạn chế hơn. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 cũng đã khiến không ít doanh nghiệp chịu nhiều tổn thất, không còn đủ năng lực để phát triển các dự án dang dở và đành phải bán lại cho những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt hơn.
“M&A giúp cho nguồn cung và thanh khoản được gia tăng, góp phần tạo thêm sự sôi động cho thị trường. Các doanh nghiệp hùng mạnh cũng tiết kiệm được thời gian giải quyết thủ tục pháp lý, tìm kiếm các khu đất có vị trí phù hợp trong bối cảnh giá bất động sản có xu hướng tăng lên”, ông Jackson cho biết.
Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam
Thực tế trong năm 2021, bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch, bất động sản vẫn là một trong các lĩnh vực có tổng giá trị giao dịch M&A cao nhất, bên cạnh ngành hàng tiêu dùng thiết yếu và tài chính. Thêm vào đó, các giao dịch có giá trị trên 100 triệu USD ngày càng nhiều hơn và doanh nghiệp trong nước cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn.
Nói về vai trò của khối nội trên sân chơi M&A, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho biết hiện các tập đoàn bất động sản trong nước đang có được đà phát triển rất tốt. Với uy tín sẵn có, kinh nghiệm phát triển dự án và bán hàng hiệu quả, họ đang rất “khát” đất cũng như các dự án dang dở để có thể nhanh chóng tiến hành các dự án mới hoặc tiếp tục các dự án chưa hoàn thành. Đội ngũ hoạch định chiến lược, kỹ sư, tiếp thị, sales…hùng hậu, nhiều kinh nghiệm của họ sẽ là sự bổ sung cần thiết cho những dự án mà các chủ đầu tư ban đầu không thể kham nổi.
Ông Jackson dự báo các dự án phát triển căn hộ ở những khu vực xung quanh các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hay dự án tại các thành phố đang có đà phát triển năng động sẽ thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu ở thực của người dân vẫn rất lớn trong khi nguồn cung đang khan hiếm, nhất là ở phân khúc căn hộ vừa túi tiền.
Thêm vào đó, bất động sản công nghiệp và logistic là phân khúc hiếm hoi vẫn tăng trưởng bất chấp dịch bệnh do những lợi thế tự thân. Với tác động tích cực từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết cùng với đà tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử, đây nhiều khả năng sẽ là một trong những phân khúc sáng nhất trong năm mới 2022.
-
“Ông lớn” ra tay, khối bê tông khổng lồ Kenton Node có thực sự hồi sinh?
Từng được kì vọng sẽ là biểu tượng của thị trường bất động sản khu Nam TP.HCM, nhưng sau 13 năm dự án Kenton Node (tên trước đây là Kenton Residences) đến nay vẫn chỉ là những khối bê tông khổng lồ dang dở. Chủ đầu tư từng cố gắng vực dậy dự án nhiều lần nhưng thất bại. Hiện tại số phận của Kenton Node tiếp tục gây chú ý khi có thông tin dự án đã về tay một tập đoàn bất động sản lớn.
-
M&A bất động sản 2023: Cục diện thay đổi
Nếu như hai năm trước thị trường mua bán, sáp nhập (M&A) sôi động khi các doanh nghiệp trong nước nỗ lực gia tăng thị phần sau đại dịch, thì nay cuộc “đi săn” của khối ngoại diễn ra mạnh mẽ hơn với những thương vụ thâu tóm dự án có quy mô lớn khi doa...
-
Nhà đầu tư nước ngoài rục rịch “chốt deal”, dòng vốn “khủng” sắp đổ vào thị trường bất động sản
Dự báo sẽ có một lượng lớn nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ hoàn tất và đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn 2024-2026, nhiều giao dịch đã và đang trong quá trình đàm phán và khá tích cực....
-
“Bơi” trong vòng xoáy khó khăn, doanh nghiệp bán bớt cổ phần, tài sản và cả dự án
Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư buộc phải chuyển nhượng bớt cổ phần, tài sản, dự án đầu tư trong bối cảnh thị trường mua bán sáp nhập (M&A) không thuận lợi.