Ngày 24/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.
Dự thảo nghị định quy định chi tiết lộ trình phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo 3 giai đoạn: Năm 2025-2026, năm 2027-2028 và năm 2029-2030.
Trong giai đoạn 1 (năm 2025-2026), dự kiến 150 nhà máy phát thải lớn trong lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép, xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch. Khí thải của các cơ sở trên tương đương 40% lượng phát thải của cả nước.
Thực tế, 3 lĩnh vực trên cũng nằm trong danh mục áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu. Việc tăng giảm phát thải trong các lĩnh vực này đồng thời giúp hàng Việt có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP
Trước đó, các bộ sẽ đề xuất lượng hạn ngạch phân bổ hàng năm cho từng cơ sở thuộc phạm vi quản lý. Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổng hợp, trình Thủ tướng phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính quốc gia theo giai đoạn và từng năm, sau đó phân bổ hạn ngạch xuống các cơ sở.
Hạn ngạch phát thải là lượng khí nhà kính doanh nghiệp được quyền phát thải trong một chu kỳ, có thể được mua bán trên thị trường carbon nhằm đảm bảo mục tiêu phát thải của mỗi doanh nghiệp.
Ngoài hạn ngạch, theo dự thảo Nghị định một loại tài sản khác trên thị trường carbon là tín chỉ, được giao dịch với tỷ lệ do Chính phủ quy định để bù trừ phát thải.
Tín chỉ carbon (carbon credit) là một loại giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, có giá trị mua bán và cung cấp cho người nắm giữ nó quyền phát thải một tấn CO2 hoặc loại khí thải khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính.
Dự thảo này cũng bổ sung nội dung hệ thống đăng ký quốc gia về hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon, cũng như quy định về mua bán, trao đổi hai loại tài sản này trên sàn giao dịch. Trong đó, các bộ phê duyệt công nhận quy trình, quy chuẩn kỹ thuật tạo tín chỉ carbon, đăng ký hoặc hủy đăng ký dự án, cấp tín chỉ carbon cho các dự án thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ: Công Thương, Xây dựng, Tài chính đề nghị cần các quy định, phương pháp luận, tiêu chí lựa chọn tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập để thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính, thẩm định các kết quả liên quan đến phát thải khí nhà kính nhằm bảo đảm tính khách quan, công bằng, minh bạch.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết tinh thần thiết kế, xây dựng dự thảo nghị định là "vừa chạy, vừa xếp hàng", vừa làm, vừa cập nhật, bổ sung những vấn đề mới để bắt kịp sự thay đổi trong nước và quốc tế.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá đây là nghị định mang tính chất kỹ thuật, còn nhiều biến động. Do đó, ông đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải đưa ra định hướng, nguyên tắc khung có kiểm soát với tư duy "sandbox" để cập nhật vấn đề kỹ thuật. Tức là tạo ra không gian để doanh nghiệp tự do làm và thí điểm, cơ quan quản lý theo dõi, đánh giá và trên cơ sở đó ban hành quy định điều chỉnh. Nội dung, thuật ngữ kỹ thuật dùng trong dự thảo Nghị định phải dễ hiểu để doanh nghiệp, người dân thực hiện được.
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng yêu cầu dự thảo Nghị định phải bổ sung quy định về phân cấp trong xây dựng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến hạn ngạch, tín chỉ carbon. Ngoài ra, số liệu liên quan đến phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon phải được công nhận, thừa nhận lẫn nhau của các tổ chức, đối tác quốc tế.
-
Biến khí nhà kính thành vật liệu bền chưa từng có, giúp tiết kiệm hàng trăm triệu USD mỗi năm
Công ty công nghệ Anh Levidian phát triển hệ thống với khả năng tách khí methane thành hydro, có thể dùng làm nhiên liệu và carbon dưới dạng vật liệu graphene siêu bền.
-
Đề xuất thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải 3 triệu đồng/năm
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.
-
Chưa nhiều nhà máy xi măng tận dụng nhiệt khí thải
Toàn ngành xi măng hiện nay mới có 36 trên tổng số 59 dây chuyền sản xuất phải lắp đặt hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải (WHR) theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.








-
Bản Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII vừa được Chính phủ phê duyệt có gì đáng chú ý?
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được duyệt đặt mục tiêu sản lượng điện tăng gấp đôi vào năm 2030, tỷ lệ điện tái tạo chiếm 28 - 36%.
-
Các tỉnh Đắk Lắk, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương… báo cáo về các dự án điện năng lượng tái tạo
Tại cuộc họp, các tỉnh Đắk Lắk, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông, Quảng Nam, Bình Dương… đã có báo cáo về những vướng mắc vẫn đang tồn tại cần tập trung xử lý, tháo gỡ về: Thủ tục liên quan đến đất đai; nghiệm thu công trình xây dựng; hưở...
-
Doanh nghiệp Anh từng góp mặt ở loạt dự án Landmark 81, sân bay Long Thành… muốn tham gia vào năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, đại diện Tập đoàn Arup bày tỏ mong muốn tham gia vào hệ thống năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi, chuyển đổi điện than, lưới điện thông minh, hệ thống lưu trữ năng lượng, cảng bi...