Ngày 8/3, tại Australia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo Tập đoàn SK của Hàn Quốc để nghe đề xuất triển khai dự án công nghệ mới sản xuất hydrogen xanh và lưu trữ CO2.
Đây là một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành nghề lớn nhất của Hàn Quốc, đồng thời là một trong những tập đoàn đầu tư lớn trong các thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam.
Thủ tướng trao đổi với Tập đoàn SK về đề xuất triển khai dự án công nghệ mới sản xuất hydrogen xanh và lưu trữ CO2 tại Việt Nam. Ảnh: VGP
Theo đề xuất của Tập đoàn SK, dự án chuỗi giá trị LNG trung hòa carbon sử dụng nguồn khí thiên nhiên để sản xuất hydrogen xanh, với điểm mấu chốt là dùng các mỏ khí đã cạn kiệt làm nơi lưu trữ vĩnh viễn CO2 thải ra trong quá trình sản xuất.
Tập đoàn SK khẳng định chuỗi dự án này có thể tạo năng lượng sạch vì thu giữ được 98% lượng khí thải ra. Hiện dự án xuyên biên giới này đang được triển khai tại nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Australia, Timor Leste.
Chia sẻ coi Việt Nam như quê hương thứ hai, lãnh đạo SK cho biết tập đoàn mong muốn áp dụng mô hình nói trên tại Việt Nam.
“Chuỗi dự án đang được triển khai của SK cần 3 quốc gia tham gia, nhưng với lợi thế của Việt Nam, có thể thực hiện hoàn toàn chỉ tại Việt Nam”, Tập đoàn SK cho biết.
Sau khi nghe mô hình này, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định hydrogen là một trong lĩnh vực ưu tiên hiện nay của Việt Nam.
Thủ tướng cũng đánh giá cao mức giá thành và đề nghị Tập đoàn SK làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan, thực hiện các công việc để thúc đẩy chuẩn bị dự án theo quy định, các cơ quan sẽ triển khai các thủ tục theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thủ tướng cũng hoan nghênh Tập đoàn SK hợp tác lâu dài với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) - là đối tác có năng lực tốt và nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này; đồng thời cạnh tranh lành mạnh với các đối tác khác.
-
Đến năm 2050, Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ sản xuất năng lượng hydrogen
Năng lượng hydrogen là nguồn năng lượng được nhiều nước trên thế giới ưu tiên phát triển hiện nay nhằm thay thế cho các nguồn nhiên liệu hóa thạch.







-
Gần 15 tỷ USD đầu tư vào lưới điện: Cơ hội lớn cho ai?
Việc triển khai Quy hoạch điện VIII đang mở ra một giai đoạn đầu tư lớn cho hệ thống truyền tải điện tại Việt Nam, với tổng vốn lên tới 14,9 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2030. Theo đó, nhiều doanh nghiệp thiết bị điện được cho sẽ hưởng lợi trong bối c...
-
Nhiệt điện, xi măng, thép lọt “tầm ngắm”: 150 nhà máy lớn chuẩn bị nhận hạn ngạch khí thải!
Trong giai đoạn 2025-2026, dự kiến 150 nhà máy phát thải lớn trong lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép, xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch khí thải, chiếm khoảng 40% tổng khí thải cả nước.
-
Chủ nhà thu tiền điện của người thuê trọ với giá cao: Có bị xử phạt?
Hiện tại, giá điện sinh hoạt mà công ty điện lực bán cho người dân tương đối thấp; thế nhưng nhiều chủ nhà thu tiền điện của người thuê trọ với giá rất cao (gấp 3 đến 4 lần giá do nhà nước quy định)....