Cụ thể theo báo cáo, khối lượng giao dịch đã giảm 44% so với quý 4/2014. Trong đó, chỉ có các thị trường như Jakatar, Manila và Thượng Hải đang chứng kiến giá bất động sản hạng sang tăng 1%.
Bất động sản Châu Á - Thái Bình Dương quý 1/2015 vẫn chưa thực sự khởi sắc.
Một số thị trường quy mô lớn hơn như Nhật Bản và Australia cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, hai thị trường trên chiếm tới 62% tổng khối lượng giao dịch của toàn khu vực. Bất động sản Nhật Bản đang ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư thế giới khi tỉ giá giữa đồng Đô la là và đồng Yên sụt giảm.
Thị trường Việt Nam được kì vọng sẽ phát triển hơn bởi những thay đổi từ chính sách và cắt giảm lãi suất từ ngân hàng. Theo JLL, Luật Nhà ở sửa đổi tạo điều kiện cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có hiệu lực từ tháng 7 sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Thị trường Thái Lan cũng sẽ có tốc độ tăng trưởng tốt bởi cầu bất động sản cao cấp đang tăng, đặc biệt là tại thủ đô Bangkok.
Trong khi đó, triển vọng của thị trường bất động sản Singapore lại không mấy sáng sủa. Lãi suất cho vay của Singapore đã tăng gấp đôi trong quý 1 và lượng vốn đầu tư cho thị trường bất động sản hạng sang đã giảm 2,8% so với quý trước.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.