Theo đó, các trường hợp phải thực hiện kiểm định gồm: khi công trình xảy ra sự
cố hoặc có khiếm khuyết về chất lượng, khi có tranh chấp về chất lượng công
trình, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, cải tạo nâng cấp để kéo dài
tuổi thọ công trình...
Đối với các trường hợp khác, khi có quyết định trưng cầu của cơ quan tố tụng
hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định cũng phải tiến
hành giám định chất lượng công trình.
Các trường hợp thuộc diện phải chứng nhận an toàn chịu lực và chứng nhân an toàn
chất lượng, bao gồm: nhà chung cư từ cấp 2 trở lên, nhà riêng lẻ theo quy định
tại điều 43, Nghị định 71/CP.
Ngoài ra, là các công trình công cộng như: nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ
thông cao từ 4 tầng trở lên hoặc có diện tích sàn từ 500 m2 trở lên, trạm y tế,
nhà hộ sinh, điều dưỡng... Các cơ sở giáo dục, y tế có quy mô lớn như trường
đại học, cao đẳng, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, trung tâm thương mại, sân
vận động, trụ sở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, khách sạn, công trình giao
thông lớn... cũng phải được thực hiện kiểm định chất lượng công trình trước khi
đưa vào sử dụng.
Các công trình buộc phải có chứng nhận chất lượng phù hợp nếu cơ quan quản lý
nhà nước về chất lượng xây dựng có yêu cầu, xuất phát từ lợi ích cộng đồng.
Hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu, chủ quản lý... xuất phát từ lợi
ích của mình.