Theo báo cáo của Knight Frank, khu vực Bắc Mỹ chiếm gần 40% tổng số dự án nhà ở có thương hiệu trên toàn cầu. Đứng ở các vị trí tiếp theo lần lượt là châu Á – Thái Bình Dương (20%) và châu Âu (13%).
Tính theo quốc gia, Mỹ cùng với Mexico, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Thái Lan, Anh và Trung Quốc là những quốc gia dẫn đầu về số lượng dự án nhà ở có thương hiệu.
Xét về mức độ tăng trưởng của thị trường, Trung Đông là khu vực đứng đầu bảng xếp hạng với tỷ lệ tăng trưởng lên tới 60%. Đứng ở các vị trí tiếp theo lần lượt là châu Mỹ và Mỹ Latinh, với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 49% và 46%.
Xét về thương hiệu, Ritz-Carlton là đơn vị dẫn đầu thị trường, tiếp theo là Four Seasons. Xét về tốc độ tăng trưởng, Aman và Six Senses dẫn đầu với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 68% và 67%.
Nghiên cứu của công ty dữ liệu bất động sản toàn cầu Knight Frank chỉ ra rằng sự tăng trưởng nguồn cung này sẽ phù hợp với nhu cầu khi số lượng người giàu trên toàn cầu đang có xu hướng tăng lên, và họ sẽ có xu hướng lựa chọn nhiều hơn các nhà ở có thương hiệu.
Liam Bailey, trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Knight Frank cho biết: "Khi lĩnh vực này trưởng thành, nó sẽ phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng, bao gồm xung đột tiềm ẩn giữa người mua và nhà phát triển về thời gian, nhu cầu xác định và chứng minh giá trị gia tăng mà một thương hiệu có thể cung cấp, cũng như sự cần thiết phải cung cấp bằng chứng rõ ràng về cam kết bền vững của mình”.
Số lượng người siêu giàu ngày càng tăng
Số lượng người siêu giàu (UHNWI) trên toàn cầu đã giảm 3,8% vào năm 2022 do lãi suất tăng mạnh và ảnh hưởng từ các cuộc xung đột địa chính trị. Tuy nhiên, dự đoán tích cực về các xu hướng dài hạn đồng nghĩa với việc UHNWI được dự đoán sẽ tăng 28,5% trong 5 năm, từ năm 2022 đến năm 2027.
Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia đóng góp đáng kể vào việc tạo ra của cải, với tỷ lệ tăng trưởng số lượng người siêu giàu lần lượt là 30% và 27%. Các quốc gia khác như Canada, Úc, Ấn Độ, Đức và Anh cũng sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về số lượng người siêu giàu vào năm 2027.
Nhu cầu nhà ở vẫn cao
Nhu cầu về nhà ở trong tương lai, bao gồm cả nhà ở có thương hiệu, dự kiến sẽ được thúc đẩy bởi sự giàu có ngày càng tăng, khả năng đi lại giữa các quốc gia được phục hồi sau đại dịch và mong muốn mở rộng danh mục đầu tư bất động sản nhà ở của các nhà đầu tư giàu có.
Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu về bất động sản nhà ở của UHNWI, với khoảng 17% người thuộc nhóm UHNWI mua nhà chính hoặc ngôi nhà thứ hai mới vào năm 2022. Mặc dù vẫn gặp các vấn đề khi lãi suất tăng, nhưng nhu cầu cơ bản đối với nhà ở có thương hiệu được dự đoán sẽ tăng trong năm 2023.
Doanh số bán bất động sản cao cấp và siêu cao cấp trên toàn cầu đã tăng trở lại, và các thị trường lớn như Mỹ, Anh, Úc, Tây Ban Nha và Pháp là những điểm đến được ưa chuộng nhất với các nhà đầu tư.
-
Giá thuê nhà ở tăng mạnh trên toàn cầu
Theo công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank, giá thuê nhà tại các thị trường nhà ở cao cấp trên toàn cầu đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ.
-
Núi nợ bất động sản toàn cầu vọt lên mức 190 tỷ USD
Các nhà phát triển của Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến núi nợ bất động sản trên toàn thế giới tiếp tục phình to.
-
Giá nhà ở hạng sang toàn cầu giảm lần đầu kể từ năm 2009
Giá nhà hạng sang toàn cầu đã có lần đầu tiên giảm trong quý I kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
-
Elon Musk hủy bỏ kế hoạch quan trọng của Tesla, “mở đường” cho VinFast?
Elon Musk vừa chính thức xác nhận Tesla sẽ không tiếp tục kế hoạch phát triển dòng xe điện giá rẻ, vốn là một trong những dự án được kỳ vọng lớn của hãng. Quyết định này có thể mở ra một cơ hội lớn cho các hãng xe khác, trong đó có VinFast của Việt N...
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".
-
Người châu Âu vẫn khó mua nhà
Được tăng lương năm nay nhưng khả năng mua nhà của người châu Âu vẫn khó cải thiện khi giá bất động sản tăng và lãi vay còn cao.